Giáo dục trong kỷ nguyên số: Trò không nên đợi thầy

VietTimes -- Chúng ta đã và đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và cuộc cách mạng này thì không ai có thể đợi ai. Riêng với giáo dục, nhất là giáo dục đại học thì trò cũng không đợi thầy. Trải nghiệm thực tế luôn quan trọng hơn kiến thức và kinh nghiệm. 
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến giáo dục và sẽ không ai đợi ai. (Ành: báo Giáo dục Việt Nam)
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến giáo dục và sẽ không ai đợi ai. (Ành: báo Giáo dục Việt Nam)

Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cuộc cách mạng này đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Riêng với giáo dục thì cách mạng công nghiệp cũng đang tác động tới mọi ngành học và đương nhiên là cũng không ai có thể đợi ai.

Với môi trường Internet hết sức phổ biến, đông đảo sinh viên đều có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin khoa học công nghệ cho mình thay vì chỉ lê lớp nghe bài giảng của các bậc thầy. Theo TS Mai Liêm Trực – nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, trong mọi thời đại nhất là trong cách mạng công nghiệp 4.0 thì trải nghiệm thực tế luôn quan trọng hơn kiến thức và kinh nghiệm. Vì thế, nên khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên từ tìm kiếm đề tài khoa học cho riêng mình và bản thân các bậc thầy cũng phải cùng với học trò nghiên cứu những vấn đề mới. Cách giảng dạy theo kiểu “thầy đọc, trò chép” chắc chắn là không còn phù hợp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, để nghiên cứu khoa học với sinh viên thì tốt nhất vẫn là có thầy hướng dẫn thay vì tự nghiên cứu với các đề tài mới. Xin ví dụ với lĩnh vực xây dựng luật pháp và chính sách thì hàng năm Quốc hội phải thảo luận và thông qua với hàng chục bộ luật. Các bộ ngành cũng phải xây dựng rất nhiều nghị định và thông tư để quản lý các lĩnh vực mới hoặc cần sự cập nhật, bổ sung cho các văn bản cũ. Nên chăng, các tổ chức khoa học cần có sự giới thiệu để sinh viên tiếp cận với các nhà khoa học đang nghiên cứu các đề tài mới để sinh viên được làm quen và có những nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Còn về phía những người thầy cũng không nên vì thế mà không tạo điều kiện cho sinh viên làm những đề tài vốn không có trong danh mục của nhà trường. Con hơn cha là nhà có phúc và trò vượt thầy là đất nước có tương lai.