Doanh nghiệp lo chính sách thuế XNK thay đổi thường xuyên

"Quan điểm sửa Luật thuế XNK là không làm ảnh hưởng tới thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu. Nhưng, chúng tôi rất lo ngại thuế suất thay đổi thường xuyên, gây khó cho doanh nghiệp tính toán giá vốn hàng hóa"...
Doanh nghiệp lo chính sách thuế XNK thay đổi thường xuyên

Sáng 4/8,Tổng cục Hải quanđã phối hợp với USAID tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luậtthuế xuất nhập khẩu(XNK) sửa đổi.

Chính sách thuếXNK thay đổi liên tục DN không theo kịp

Tại Hội thảo, đại diện Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ông Nguyễn Xuân Hùng đại bày tỏ sự lo ngại khi chính sách thuế XNK thay đổi thường xuyên, liên tục. Vì Petrolimex hiện làdoanh nghiệpthực hiện XNK xăng dầu rất lớn, và đóng góp số tiền thuế XNK không hề nhỏ.

“Quan điểm sửa Luật thuế XNK là không làm ảnh hưởng tới thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu. Nhưng, chúng tôi rất lo ngại thuế suất thay đổi thường xuyên, gây khó cho doanh nghiệp tính toán giá vốn hàng hóa”- Đại diện Petrolimex nêu ý kiến.

Cũng thep ông Hùng, chính sách thuế XNK nên được giữ ổn định thuế suất XNK trong thời gian dài. Vị này cũng đồng tình quan điểm xây dựng biểu thuế, thuế suất theo Phương án 2 vì sẽ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu tác động từ thay đổi chính sách thuế.

Ngoài ra, đại diện Petrolimex cũng lo lắng Điều 16 của Dự thảo đã chuyển hàng hóa tạm nhập – tái xuất từ đối tượng chịu thuế ở khâu NK và thực hiện hoàn thuế khi XK sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc. Trong khi, Luật quản lý thuế hiện hành (Điều 10) lại chưa điều chỉnh, mà vẫn xác định là đối tượng chịu thuế XNK.

Bà Lỗ Thị Nhụ - Cục trưởng Cục thuế XNK (Tổng cục Hải quan) đã đại diện trả lời doanh nghiệp rằng, thực tế, các doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh khi tạm NK hàng hóa trong khi cơ quan hải quan phải theo dõi sổ sách kế toán số tiền thuế này làm tăng chi phí quản lý thuế.

Từ kinh nghiệm quốc tế, các nước đều quy địn hàng tạm nhập- tái xuất không phải nộp thuế trong thời hạn nhất định nhưng phải tái xuất đúng thời hạn và đảm bảo bằng một khoản tiền đặt cọc tương đương nghĩa vụ thuế phải nộp, hoặc số tiền cọc nhất định.

Do đó, dự thảo Luật thuế XNK sửa đổi quy định này bằng việc chấp nhận bảo lãi ngân hàng hoặc tiền đặt cọc tương đương số tiền thuế của hàng tạm nhập- tái xuất.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 (ngày 14/6/2005) đã tạo ra khung pháp lý minh bạch và rõ ràng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, quy định về hàng hóa chịu thuế, không chịu thuế, ưu đãi miễn giảm thuế, cách tính thuế và hoàn thuế.

Về lo lắng của DN tại Điều 16 và Điều 10, bà Nhụ, DN hoàn toàn yên tâm vì khi Luật XNK mới này ra đời, Điều 10 của Luật quản lý thuế đương nhiên không còn hiệu lực.

Mới chỉ có 35 DN được ưu đãi giãn thời gian nộp thuế

Về thời hạn nộp thuế đối với người nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên: Luật quản lý thuế hiện hành quy định phải nộp thuế trước khi thông quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu để kinh doanh, chưa phân biệt mức độ chấp hành tốt pháp luật của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thống kê của Tổng cục Hải Quan cho biết hiện nay mới chỉ có 35 doanh nghiệp ưu tiên với tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 58,15 tỷ USD.

Và đang xét 4 doanh nghiệp theo các tiêu chí của quốc tế: Không vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan trong hai năm liên tục; Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật; Thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử; Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê; Chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế.

Tổng cục Hải Quan bày tỏ quan điểm, nếu quy định các doanh nghiệp này phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng như các doanh nghiệp khác là chưa hợp lý, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa thể hiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp này.

Quy định người nộp thuế là doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên thực hiện nộp thuế đối với hàng nhập khẩu kinh doanh theo định kỳ (các tờ khai hải quan đã thông quan trong tháng nộp thuế chậm nhất vào ngày thứ 10 của tháng kế tiếp).

Theo hướng này, doanh nghiệp chỉ phải kê khai nộp thuế 1 tháng 1 lần, không phải trả phí bão lãnh và không phải nộp tiền chậm nộp, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Theo Trí thức trẻ