Có những nhà lãnh đạo như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Đảng sẽ trường tồn:

Bài 1: “Biết rằng khổ, nhưng vì sự nghiệp chung, ông vẫn phải làm”

VietTimes -- "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói thế giới càng ngày càng phức tạp… Khi nghe câu này tôi biết ông hiểu sự phức tạp ấy đem lại cho bản thân mình với tư cách là Tổng bí thư và Chủ tịch nước nhiều khó khăn, vất vả. Đấy là điều đáng nể. Biết rằng khổ, nhưng vì sự nghiệp chung, ông vẫn phải làm. Ngoài gánh nặng của Tổng bí thư đảng cầm quyền, ông còn phải gánh thêm địa vị Chủ tịch nước, cả hai địa vị ấy đều là những gánh nặng" - chuyên gia Nguyễn Trần Bạt chia sẻ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Biểu hiện của người biết lo toan cho sự nghiệp

Xuân Ba: Thưa học giả Nguyễn Trần Bạt, ông suy nghĩ như thế nào về sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được Quốc hội bầu vào vị trí Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với số phiếu cao gần như tuyệt đối  99, 79%...

Nguyễn Trần Bạt: Việc Tổng Bí thư được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước bây giờ thành sự thật rồi, nhưng có lẽ tất cả sự khôn ngoan trong chuyện này vẫn chưa được phân tích. Sự khôn ngoan, sự cảnh giác, sự thận trọng của các nhà lãnh đạo khi tiến hành việc này  lớn hơn nhiều so với những bình luận trên báo chí gần đây. Nhân sự kiện này, nhiều người đưa ra thảo luận về vấn đề gọi là “nhất thể hóa” các cương vị giữa Đảng và Nhà nước.

Nhất thể hóa ư? Tôi  nghĩ đấy là suy luận chính trị thiếu hiểu biết. Bây giờ, giả sử Nhà nước có vấn đề thì hệ thống của Đảng có còn nguyên không nếu nó được nhất thể hóa? Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức được rằng trong bất kỳ tình huống chính trị nào thì Đảng vẫn phải tồn tại.

Nguyễn Trần Bạt: "Yếu tố lo xa cho sự tồn tại lâu dài của Đảng là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một nhà lãnh đạo Đảng. Tôi nghĩ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có những dấu hiệu lo toan như thế".
Nguyễn Trần Bạt: "Yếu tố lo xa cho sự tồn tại lâu dài của Đảng là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một nhà lãnh đạo Đảng. Tôi nghĩ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có những dấu hiệu lo toan như thế". 

Nhiều năm trước đây người ta nói rằng một trong những nỗi lo của bác Đỗ Mười là nhỡ xảy ra sụp đổ như Liên Xô thì Đảng Cộng sản hoạt động bằng ngân sách nào. Cho nên vào thời ấy một loạt công ty tài chính của Đảng ra đời. Phúc cho Đảng là có những nhà lãnh đạo biết lo xa như vậy. Những câu chuyện có chất lượng lịch sử đó được phản ánh đầy đủ thông qua sự thận trọng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đâu đó từng rộ lên cái ý kiến rằng ông thích làm Chủ tịch nước (!?) Tôi nghĩ xét về mặt quyền lợi cá nhân, ông không cần làm gì thêm ngoài thực hiện nhiệm vụ của một Tổng bí thư. Nếu xét về mặt sức khỏe thì đảm nhận thêm vai trò Chủ tịch nước là một gánh nặng khổng lồ đối với một người đã ở tuổi 70.

Những người cũng ở độ tuổi 70 như tôi, chắc cũng đã nếm trải những dấu hiệu mệt mỏi nên hiểu cái gánh ấy là khá nặng. Trong lễ tuyên thệ ở hội trường Quốc hội, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói rất thật về cảm nhận của một cá nhân về với giới hạn sức khỏe. Nếu không hiểu được điều ấy thì không hiểu được sự thận trọng của ông sâu sắc đến mức nào.

Hình như ông có vẻ dị ứng với việc nhất thể hóa? Điều chưa ổn cùng rủi ro ở đây nó là gì vậy, thưa ông?

- Đảng Cộng sản Việt Nam rất cảnh giác và thận trọng trong chuyện này. Chắc chắn là Đảng không nhất thể hóa mình với bất kỳ tổ chức nào khác, kể cả đó là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Họ buộc phải có sự độc lập để trong trường hợp xấu nhất xảy ra đối với Nhà nước Đảng vẫn còn có thể kiến tạo lại. Chính vì không chú ý đến điều này nên Đảng cộng sản Liên Xô thất bại. Cũng may cho Đảng ta là có những nhà lãnh đạo lo xa, tính đến cả tình huống tiêu cực nhất của đời sống chính trị. Nghĩ được đến như thế tôi rất nể họ.

Ông nói rằng rất ấn tượng trước  sự thành thật của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong những lời phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức?

- Đâu chỉ mỗi tôi? Đó là biểu hiện của người biết lo toan cho sự nghiệp. Người biết được mặt hạn chế của cá nhân, dù là cá nhân xuất sắc đến mấy đi nữa, mới là người biết lo toan thật. Nghiên cứu mới thấy Đảng ta chọn Tổng bí thư bằng những tiêu chuẩn mà người ngoài khó mà lường mà biết trước, biết hết được.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói thế giới càng ngày càng phức tạp… Khi nghe câu này tôi biết ông hiểu sự phức tạp ấy đem lại cho bản thân mình với tư cách là Tổng bí thư và Chủ tịch nước nhiều khó khăn, vất vả. Đấy là điều đáng nể. Biết rằng khổ, nhưng vì sự nghiệp chung, ông vẫn phải làm. Ngoài gánh nặng của Tổng bí thư đảng cầm quyền, ông còn phải gánh thêm địa vị Chủ tịch nước, cả hai địa vị ấy đều là những gánh nặng.

Là người đủ trí tuệ để biết đấy là những gánh nặng mà tại sao ông vẫn gánh? Vì ông là người có tinh thần trách nhiệm. Ông cũng không định nói chung chung với đồng bào về cái gánh nặng ấy, mà  chủ yếu nói với các đồng chí của mình là cái gánh tôi phải gánh tôi sẽ chia sẻ với các anh.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp xúc cử tri.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp xúc cử tri.

Đảng CSVN là nguồn gốc cầm quyền của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

- Nguyễn Trần Bạt: Khi còn làm ở Viện khoa học Việt Nam, tôi nằm trong thành phần được dự giao ban của lãnh đạo Viện. Một lần, trong buổi giao ban, bác Đỗ Mười đến thăm Viện, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu nói hôm nay là ngày sinh nhật của Tổng bí thư. Sau đó bác Đỗ Mười nói: nói về cảnh giác thì quan trọng nhất là cảnh giác trước sự nịnh, sự khen của người khác đối với mình. Tôi nhắc lại chuyện này để nói với anh rằng cho dù có đôi lúc bảo thủ thì sự lo toan, sự nhìn xa trông rộng về vận mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều rất đáng nể ở những người lãnh đạo Đảng.

Nhiều người khen, chê các vị lãnh đạo một cách cảm tính hoặc do quan hệ cá nhân, còn tôi thì phân tích dựa trên nghiên cứu  chính trị học nên xem yếu tố lo xa cho sự tồn tại lâu dài của Đảng là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một nhà lãnh đạo Đảng. Tôi nghĩ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có những dấu hiệu lo toan như thế và nếu sau mỗi một nhiệm kỳ chúng ta chọn được những nhân vật có năng lực lo toan như thế thì Đảng CS Việt Nam sẽ giữ được địa vị cầm quyền lâu dài.

Đảng Cộng sản Việt Nam là nguồn gốc cầm quyền của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, không có Đảng không có Nhà nước này.
Đảng Cộng sản Việt Nam là nguồn gốc cầm quyền của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, không có Đảng không có Nhà nước này. 

Chính lần tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có nhắc “nói nhất thể hóa là không chính xác” mà đây là một người được Đảng phân công hai nhiệm vụ. Ông có thể nói rõ hơn không?

- Đúng vậy! Qua những phát biểu của Tổng bí thư về vấn đề này, có thể hiểu rằng đây là hai cương vị khác nhau với hai hệ thống nhiệm vụ chính trị khác nhau. Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động Nhà nước và đảm bảo duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chệch hướng là hai nhiệm vụ chính trị riêng rẽ, không nhất thể hóa được.

Nhất thể hóa là biến hai người thành một, là làm mất đi trí tuệ và sự cảnh giác của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, một cương vị còn quan trọng hơn cả cương vị Chủ tịch nước. Đảng Cộng sản Việt Nam là nguồn gốc cầm quyền của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, không có Đảng không có Nhà nước này. Ai lơ mơ tưởng rằng có một thứ tự do dân chủ vô chính trị lảng vảng trong không gian tinh thần của người Việt trong giai đoạn hiện nay là người đó nhầm to.

Một việc mà dư luận đang canh cánh là vấn đề kiểm soát quyền lực. Chính Tổng Bí thư năm 2015 khi bàn về nhất thể hóa chức danh Bí thư và Chủ tịch ở cấp địa phương có nói rằng nếu thế thì quyền lực của cá nhân ấy trở nên lớn quá không ai quản được. Theo ông vấn đề này nên được nhìn nhận thế nào?

- Anh nên nhớ là phát biểu ấy của Tổng Bí thư xuất hiện trong một tình thế chính trị khác so với hiện nay. Chúng ta đều biết là trong mấy năm qua, chất lượng chính trị của xã hội chúng ta thay đổi một cách chóng mặt, đỉnh điểm là có những sức mạnh tưởng như bất khả xâm phạm đã sụp đổ. Sự sụp đổ của một vài thế lực trong giai đoạn vừa rồi đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các yếu tố tích cực như bây giờ.

Nếu sử dụng cách nghĩ thông thường và ngôn ngữ của những người thông thường để suy luận chính trị ở mức cao thì sẽ không thấy được gì cả. Anh nên nhớ là “giặc nội xâm” đã thâm nhập vào hàng ngũ và chế tác ra những viên tướng tham nhũng lớn tầm cỡ tư lệnh. Để thắng được những lực lượng như vậy có lẽ Đảng ta đã và phải biết nâng cao cảnh giác và nâng cao sự khôn ngoan chính trị cần thiết.

Những dấu vết truyền thống của Đảng ta trong việc bảo vệ Đảng khá nhất quán và người ta rất dễ phân biệt những yếu tố, những nhân vật chính trị không trung thành với Đảng. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp Đảng ta buộc phải xử lý một cách lặng lẽ để giữ gìn sự ổn định của tổ chức, nhưng tôi nghĩ bên trong chắc chắn là họ không nhập nhằng, cho qua những hiện tượng như vậy.

Sự cảnh giác và khôn ngoan chính trị được hiểu như thế nào, thưa ông?

- Một Đảng cầm quyền luôn luôn phải có năng lực tự vệ, nếu là Đảng cầm quyền duy nhất thì năng lực ấy càng phải tầm cỡ và uyển chuyển. Để bảo vệ năng lực cầm quyền đã khó, nhưng để bảo vệ năng lực cầm quyền duy nhất còn khó hơn nhiều. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga cho đến giờ vẫn còn phải vật vã về trạng thái chính trị của mình, nên là một nước tư bản hay là một nước có định hướng xã hội chủ nghĩa? Khi chưa định hình được chất lượng chính trị của mình thì nước Nga là đồng minh của ai? Nếu nó không rõ mình là đồng minh của ai thì nó ở đâu trong cuộc Chiến tranh lạnh mà Tổng thống Donald Trump đang khơi dậy?

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với người dân.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với người dân. 

Donal Trump không dại, ông ấy thể hiện như là muốn thành bạn của ông Putin để làm mất cảnh giác, để lợi dụng sự nhẹ dạ nếu có của Putin, nhưng tôi nghĩ ông Putin, một sĩ quan KGB lâu năm, không khờ như thế. Tôi nghĩ những người có truyền thống, có nguồn gốc cộng sản đều khôn ngoan, bởi vì họ cầm quyền trong tình thế rất khó. 

Nói thêm, quan sát những biểu hiện bên ngoài của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể thấy ở ông sự khôn ngoan một cách có cơ sở lý luận, ông biết rất rõ nguyên lý Đảng trước, sau đó mới đến những thứ khác. Ông hiểu được muốn giữ sự ổn định lâu dài của nước CHXHCN Việt Nam thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải tồn tại như một đối tượng độc lập với Nhà nước.

Bài 2: Chống tham nhũng là công việc vất vả nhất trong tất cả các công việc mà Đảng ta làm sau Mở cửa