Chiến đấu cơ MiG-23 bị coi là lỗi thời nhưng vẫn đượ Syria mua lại gần đây (Ảnh: Pinterest) |
Mặc dù ban đầu bị coi là một mẫu chiến đấu cơ có vấn đề và phụ thuộc vào hệ thống điện tử của MiG-21, nhưng đến giữa những năm 1970, MiG-23 đã tiến hóa thành một máy bay chiến đấu một động cơ đầy tiềm năng, trong đó chỉ riêng Liên Xô đã biên chế tới hơn 2.000 chiếc. Sự khác biệt giữa các biến thể ban đầu và sau này là rất lớn, điều này khiến nhiều người cho là các biến thể sau giống như một chiếc máy bay hoàn toàn khác – từ cánh, vật liệu, bộ cảm ứng cho tới các loại vũ khí được trang bị.
Mẫu chiến đấu cơ này đã gây ấn tượng với Israel, nước đã mua lại một chiếc duy nhất thông qua một người đào tẩu Syria. Nó cũng chứng minh được khả năng của mình trong Chiến tranh biên giới Nam Phi, khi được Không quân Cuba sử dụng để chống lại mẫu Mirage F1 của Nam Phi.
Vấn đề chính của MiG-23 xuất hiện từ những năm 1980, thời điểm mà nó không còn được xem là có hiệu quả về chi phí vận hành nữa. Lúc bấy giờ, mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, MiG-29, biên chế từ năm 1982, được chứng minh ưu việt hơn MiG-23 trên hầu hết mọi chỉ số. Những cải thiện sau này thậm chí còn giúp MiG-29 được xem trọng hơn, dù MiG-23 vẫn có lợi thế đôi chút về chi phí vận hành. Trong khi đó, mẫu MiG-21, được hiện đại hóa bằng hệ thống điện tử của chiến đấu cơ thế hệ thứ 3 hoặc 4, có giá rẻ hơn đáng kể, dễ vận hành hơn, cần ít công tác bảo trì hơn…bởi vậy mà được xem như sự thay thế tầm thấp cho MiG-29. Nằm ở giữa hai mẫu trên, MiG-23 thường bị bỏ qua.
Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, các nước kế nhiệm nhanh chóng tạo dựng các phi đội chiến đấu cơ, Không quân Syria trỗi dậy và trở thành nước sở hữu đội hình MiG-23 lớn nhất với khoảng 150 chiếc trong biên chế. Sau khi ngừng mua MiG-29 với giá ưu đãi của Liên Xô, và nhận thấy chiến đấu cơ MiG-25 có chi phí vận hành quá cao, Syria đã bắt đầu mở rộng phi đội MiG-23 bằng cách mua thêm biến thể mới nhất, MiG-23MLD.
Một chiếc MiG-23MLD của Không quân Syria (Ảnh: Digitalcombatsimulator) |
Mẫu chiến đấu cơ từng được triển khai ở các tiền tuyến sát NATO này được Syria mua lại từ Belarus – nước đã nhanh chóng cho mẫu này nghỉ hưu sau khi thừa kế chúng vào năm 1991. Một bản hợp đồng mua 33 chiếc đã được ký trong năm 2008, và được bàn giao ngay trong năm đó sau khi trải qua quá trình tân trang.
Mặc dù có khả năng tối tân, nhưng MiG-23 lại không được trọng dụng trong các chiến dịch chống nổi dậy của Syria từ năm 2011, trong khi mẫu MiG-21 lại thể hiện khả năng ưu việt khi thực hiện được nhiều cuộc không kích mỗi ngày với chi phí vận hành thấp. Trong khi đó, mẫu cũ hơn là MiG-23BN lại phù hợp hơn với các nhiệm vụ không-đối-đất. Điều này khiến cho MiG-23MLD, cùng với các dòng cao cấp hơn là MiG-29 và MiG-25, được “để dành” để sử dụng trong trường hợp Syria bị tấn công bởi một kẻ địch tầm cỡ quốc gia.
Đòn tấn công như vậy từng được chính quyền Barack Obama và các đối tác châu Âu cân nhắc vào năm 2013, nhưng do không thực sự xảy ra nên các đơn vị MiG-23MLD vẫn chưa được triển khai để chiến đấu.
Syria đến nay vẫn là nước sở hữu phi đội nhiều MiG-23 nhất thế giới, mặc dù tầm quan trọng của mẫu chiến đấu cơ này đã thu nhỏ khi nước này nhận được MiG-29SMT từ nguồn viện trợ của Nga vào năm 2020.
Tuy nhiên, MiG-23 đã xuất hiện trong các cuộc tập trận quân sự tổ chức trong tháng 1/2022 cùng với Không quân Nga, nội dung mô phỏng tình huống bảo vệ không phận Syria vốn thường xuyên bị vi phạm bởi các đòn tấn công của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù có khả năng bay ấn tượng, các bộ cảm ứng có thể so sánh được với nhiều chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 như F-16, nhưng khả năng chiến đấu của MiG-23 lại bị hạn chế bởi các loại vũ khí không-đối-không cũ kỹ mà nó mang theo. Do bị quân đội Nga từ bỏ nên MiG-23 không được tích hợp các loại tên lửa hiện đại như R-27 hay R-77 trong những năm 1990.
Nếu như Syria đầu tư tiền hiện đại hóa vũ trang cho MiG-23, có thể là cả hệ thống điện tử và bộ cảm ứng, chúng có thể trở thành một thứ tài sản tiềm năng để đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không, đủ sức đe dọa những chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, đặc biệt là F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ - cũng đang thiếu các tên lửa không-đối-không hiện đại.
MiG-23 hiện vẫn là mẫu máy bay có tốc độ nhanh nhất và đạt được độ cao lớn nhất trong số các mẫu một động cơ. Nó cũng có thể thực hiện những pha bay rất ngoặt. Thế nhưng, trong một kỷ nguyên mà hệ thống điện tử và tên lửa đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì khả năng bay lượn của MiG-23 sẽ chả là gì, nếu không trải qua quá trình hiện đại hóa.
8 năm không có một đơn hàng: Vì sao khách hàng quay lưng với chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển?
Đức, Israel đồng phát triển đạn lượn thông minh HERO cho đặc nhiệm NATO
Khám phá “gia tộc” tên lửa “Satan”: 3 loại tên lửa Nga gây chấn động thế giới
Theo Military Watch