“Ông ấy thay đổi cấu trúc lực lượng, nhưng không hề rút quân. Ông ta mang tới những vũ khí khác…nay Nga yểm trợ không quân nhiều hơn bằng các trực thăng tấn công”, sĩ quan IAF nói về tổng thống Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với Defense News, sĩ quân không quân cao cấp Israel giấu tên từ chối đưa ra số lượng máy bay cánh cố định và trực thăng Nga vẫn ở lại Syria. Tuy nhiên, vị này nhấn mạnh lực lượng không quân Nga tại Syria vẫn rất mạnh. “Tôi không muốn nêu con số cụ thể, nhưng ông ta vẫn có một lượng đáng kể ở đó, với lực lượng này ông Putin có thể làm hầu hết những gì mình muốn”.
Nhận xét trên có vẻ được xác nhận ít nhất một phần bởi thông tin do Bộ quốc phòng Nga công bố, cho biết 117 mục tiêu đã bị tấn công trong vòng 24h trước khi Palmyra được quân đội Syria giải phóng khỏi tay IS.
Theo thông cáo ngày 27/3, lực lượng không quân vũ trụ Nga đã tiến hành 40 đợt xuất kích, tiêu diệt 8 sở chỉ huy, 12 cứ điểm và hơn 80 tên khủng bố, 2 xe tăng, 3 khẩu pháp và 6 kho đạn dược.
Kể từ tuyên bố của ông Putin hôm 14/3 đạt được các mục tiêu tại Syria, Kremlin đã thông báo triệt thoái ít nhất 3 đợt các chiến đấu cơ Su-24M, Su-34 và Su-25, mỗi đợt đều được các máy bay vận tải Il-76 hoặc Tu-154 tháp tùng.
Hôm 17/3, tư lệnh lực lượng không quân vũ trụ Nga Victor Bondarev cho biết việc rút “phần lớn” không lực Nga từ tỉnh Latakia sẽ được hoàn tất vào ngày 20/3.
Song trái với kỳ vọng về một đợt triệt thoái quy mô lớn, tình báo Israel đánh giá Nga sẽ kéo dài sự hiện diện tại Syria, bao gồm việc triển khai vô thời hạn hệ thống tên lửa S-400 đáng sợ, hiện nay đang triển khai sục sạo không phận biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi được hỏi liệu Israel có lo Iran và lực lượng Hezbollah – những đồng minh của Moscow đang chiến đấu cho tổng thống Syria Bashar Assad in Syria – sẽ thuyết phục Nga dùng hệ thống phòng khong chống Israel, sĩ quan IAF cho rằng không có khả năng này. Moscow dường như không làm điều gì không trực tiếp liên quan trực tiếp tới lợi ích của mình và trong trường hợp S-400, lợi ích của Nga là chống lại và ngăn ngừa một cuộc đụng độ tương lai với Thổ Nhĩ Kỳ, sĩ quan Israel nhận định.
“Chúng tôi hiểu rằng S-400 ông Putin mang tới là nhằm đáp trả sự cố với Thổ Nhĩ Kỳ - viên sĩ quan Israel nói về sự kiện Ankara bắn hạ Su-24 Nga hồi tháng 11/2015 – nếu muốn, ông ấy có thể xoay radar xung quanh và nhằm vào chúng tôi và có thể làm việc này rất nhanh. Nhưng việc đó sẽ là một thay đổi lớn, và chúng tôi không nghĩ ông ấy có bất cứ ý định nào để làm việc đó”.
Sĩ quan Israel ca ngợi sự chuyên nghiệp mà lực lượng Israel và Nga đang làm việc với nhau nhằm ngăn ngừa các vụ đụng độ có nguy cơ gia tăng trên bầu trời Syria. Điều Israel lo ngại là viễn cảnh không quân Iran tham chiến tại Syria nếu như Nga quyết định rút quân hoặc giảm mạnh lực lượng. “Sự hiện diện của không quân Iran là thứ gì đó Israel sẽ rất khó chấp nhận…Việc này sẽ tạo ra một thay đổi rất lớn. Nhưng lúc này tôi chưa thấy điều đó diễn ra. Trái lại, tôi thấy Iran đang triệt thoái”, ông nói.
Vị này lưu ý rằng Iran đã rút về nước lượng binh lính đáng kể và thay thế bằng lực lượng mới ít hơn từ lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC). Một phân tích từ Trung tâm thông tin tình báo và khủng bố Israeel ngày 27/3 cho biết, Iran có thể xem xét triển khai quân đội tới Syria, bổ sung cho IRGC. Trung tâm này dẫn báo cáo ngày 16/3 của hãng thông tấn Tasim của Iran, trích lời ông Amir Ali Arasteh, quan chức thuộc quân đội Iran cho biết các xạ thủ bắn tỉa và lực lượng đặc nhiệm Iran đang được triển khai với vai trò cố vấn tại Iraq và Syria.
“Do đó, chỉ có các chiến binh Vệ binh Cách mạng Iran được triển khai tới Iraq và Syria chứ không phải quân đội. Triển khai lực lượng này sẽ là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi trong chiến lược quân sự của Iran nhưng không đủ để tạo ra một thay đổi lớn trong tình hình thực địa”, báo cáo của Israel phân tích.
Còn tạp chí National Interest của Mỹ cũng ghi nhận, bất chấp tổng thống Nga Putin tuyên bố rút quân, các cuộc không kích của Nga vẫn tiếp diễn ác liệt. Nga rút quân kiểu gì đây, tờ báo Mỹ tự hỏi.
T.N