Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh phát biểu tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Thanh tra Chính phủ.
Giải thích về điều này, theo ông Nguyễn Đức Hạnh, điều vướng mắc với cơ quan thanh tra hiện nay là khi “phát hiện có dấu hiệu bất minh, nhưng không ai cho làm, không có quyết định thì không không làm được”. Trong khi đó thì hiện “chúng ta mới có biện pháp phòng ngừa và kê khai tài sản, tuy nhiên vấn đề này còn bất cập” – Phó tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu.
Còn theo Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, các địa phương cần tiếp tục triển khai chỉ thị của Thủ tướng về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp. Quan trọng không kém là phải thanh tra theo kế hoạch gắn với đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, đặc biệt là tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Về cụ thể, người đứng đầu ngành thanh tra cho rằng các địa phương cần thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85% đối với vụ việc mới phát sinh
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhận xét công tác thanh tra còn chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của người dân.
Cụ thể, theo Phó thủ tướng, tiến độ thanh tra của ngành còn chậm, đồng thời với chất lượng thanh tra còn hạn chế, số việc chuyển cơ quan điều tra còn ít. Ngay tổ chức bộ máy của ngành hiện nay còn bất cập, năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra một số nơi còn yếu, thái độ tác phong chưa chuẩn mực.
Do đó, Phó thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu ngành thanh tra phải bám sát và thanh tra vấn đề dư luận bức xúc, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, ngân hàng, đầu tư và các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng.