Người của công chúng dễ bị xâm phạm quyền riêng tư

VietTimes -- Hiện nhà nước đang có tư duy bao cấp về bảo vệ thông tin cá nhân cho người dân và người dân cũng đẩy hết trách nhiệm về quyền an ninh cá nhân cho nhà nước, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho biết. Tuy nhiên, trong thời đại của kinh tế số, việc xâm phạm quyền thông tin cá nhân là rất dễ thực hiện, nhưng chưa có chính sách, chế tài để xử lý việc này.
Hầu hết người dân chưa ý thức được hết việc  bị xâm phạm thông tin cá nhân trên môi trường số.
Hầu hết người dân chưa ý thức được hết việc bị xâm phạm thông tin cá nhân trên môi trường số.

Nhận định tại hội thảo "Kinh tế số và Chính sách an ninh mạng Việt Nam" do Hội Truyền thông số Việt Nam và Phòng Thương mại Hoa Kỳ phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, đánh giá: "Việt Nam đang chứng kiến đồng thời sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế số đi kèm với gia tăng các rủi ro về an ninh mạng". 

Số người dùng Internet ở Việt Nam được xếp ở thứ hạng cao trên thế giới. Tuy nhiên, quyền riêng tư, thông tin cá nhân của người dùng chưa được quan tâm từ cả hai phía, bản thân người dùng và các quy định, chính sách.

Ông Đồng phân tích rõ: "Ngoài các rủi ro đã được nhận diện như tấn công mạng và tội phạm mạng, các rủi ro khác bao gồm xâm phạm quyền riêng tư và khai thác trái phép dữ liệu cá nhân cho mục đích thương mại cũng như phi thương mại, vấn đề tin giả, thông tin không chính xác, phát ngôn thù ghét cũng đã gia tăng đáng kể đối với người dùng Internet, với doanh nghiệp".

Tuy nhiên, hiện người dân chưa nhận thức đầy đủ về việc bị xâm phạm quyền riêng tư, thông tin cá nhân trên môi trường số, luật sư Nguyễn Tiến Lập của Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự nhận định.
Người của công chúng dễ bị xâm phạm quyền riêng tư ảnh 1Ông Nguyễn Tiến Lập
Ông Nguyễn Tiến Lập phân tích, hiện quyền an toàn thông tin cá nhân đã được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, trong đó cụ thể nhất là trong luật luật dân sự, ngoài ra còn rải rác ở các luật khác như quyền bảo vệ an toàn thông tin thư tín, quyền bảo vệ thông tin sức khỏe…
Tuy nhiên, trong thời đại của kinh tế số, việc xâm phạm quyền thông tin cá nhân là rất dễ thực hiện, nhưng chưa có chính sách, chế tài để xử lý việc này.
Người dân hiện đang đổ hết trách nhiệm về việc xâm phạm thông tin cá nhân này cho nhà nước quản lý, dẫn đến việc nhà nước phải xây dựng một bộ máy nhà nước cồng kềnh để có thể kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp vi phạm, ông Lập cho biết.
"Trong khi đó, quan trọng nhất ở đây là người dân phải biết bảo vệ chính mình, vì đây là an toàn thông tin cá nhân, và việc bảo vệ an toàn thông tin cá nhân là quyền dân sự của mọi người", ông Lập nói.
Tóm lại, từng người phải có ý thức bảo vệ quyền riêng tư của mình thì mới có thể ngăn chặn được nạn xâm phạm quyền riêng tư đang diễn ra trong môi trường số như hiện nay.

Mặt khác, "Nhà nước cũng đang có tư duy bao cấp phải bảo vệ người dân, nghĩa là bảo hộ thông tin người dân, nhưng như thế không tránh khỏi việc nhà nước sẽ xâm phạm vào quyền thông tin cá nhân của người dân", ông Lập nêu vấn đề.

Một vấn đề nữa được ông Lập đặt ra, đấy chính là định nghĩa quyền riêng tư như thế nào? Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về quyền riêng tư trên môi trường số.
Ông Lập nêu ví dụ, quyền riêng tư của ca sĩ, diễn viên thì khác với người bình thường. Quyền riêng tư của một chính khách phải khác với các tầng lớp khác. Vói những cá nhân là nhân vật của công chúng thì phải chấp nhận công khai thông tin cá nhân, và phải chấp nhận việc có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng phát biểu tại tọa đàmÔng Nguyễn Sỹ Dũng phát biểu tại tọa đàm
Đồng ý kiến với ông Nguyễn Tiến Lập, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, riêng thông tin về các Đại biểu Quốc hội hiện nay chỉ mỗi Quốc hội có.

Điều này, theo ông Dũng, là bất cập. Ông Dũng nói "Khi các cử tri sẽ muốn đề đạt các nguyện vọng, vấn đề của mình lên Quốc hội thì phải thông qua đại biểu Quốc hội, tuy nhiên ai là đại biểu của mình, thông tin về đại biểu như thế nào tiếp cận với đại biểu này như thế nào, lại không được công khai, tức là cử tri sẽ khó khăn trong việc đề xuất các nguyện vọng lên Quốc hội".

Từ đó, ông Dũng đề xuất: "Công khai thông tin về đại biểu quốc hội là rất cần thiết, để chúng ta biết người đại diện cho chúng ta là ai, tiếp cận họ như thế nào, đề xuất kiến nghị với họ như thế nào?. Cỉ có như vậy, thiết chế đại diện mới vận hành, xã hội mới dân chủ được. Còn như chúng ta bầu đại biểu xong, rồi để mặc họ muốn làm gì thì làm, thì thật là ko ổn".