Hệ thống chủ lực đã lỗi thời
Mặc dù đã chi hàng tỉ USD, nhưng Mỹ đến nay vẫn thiếu một hàng phòng thủ tên lửa đạn đạo đáng tin cậy để bảo vệ lãnh thổ của mình trước Nga, Iran và Trung Quốc. Mỹ có sở hữu một số hệ thống phòng thủ để chống lại một đòn tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên, nhưng những hệ thống này cần thêm hàng tỉ USD vốn đầu tư để nâng cấp cần thiết.
Một giải pháp tốt cho nước Mỹ ở hiện tại chính là tạm thời lắp đặt hệ thống Arrow-3 của Israel, từ đó có thêm thời gian để phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới và hữu hiệu.
Mỹ hiện có 3 hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất và một hệ thống trên biển. Xét về hệ thống trên đất liền, Tên lửa đánh chặn Tầm trung trên mặt đất (GBI) được coi là hệ thống có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc bảo vệ lãnh thổ Mỹ trước một đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Tuy nhiên, GBI lại có hiệu quả khá tệ trong các cuộc thử nghiệm. Trên thực tế thì Lầu Năm Góc đã loại Boeing, nhà thầu chính của GBI, và trao một hợp đồng “nội bộ” cho hãng Northrop Grumman và Lockheed Martin để chế tạo 20 tên lửa đánh chặn. Các hợp đồng mới có tổng giá trị lên tới 3,7 tỉ USD.
Lockheed Martin hợp tác với Aerojet Rocketdyne, trong khi Northrop Grumman hợp tác với Raytheon Missiles and Defense.
Ngày nay, các bệ phóng và radar của GBI được đặt tại Fort Greely, Alaska và căn cứ không quân Vandenberg ở gần Lompoc, Santa Barbara, California. Mỹ hiện chỉ có 44 tên lửa đánh chặn và không có tên lửa nào trong số này có thể bảo vệ họ trước một đòn tấn công của Trung Quốc, Nga, hay thậm chí là của Iran.
Mỹ cũng sở hữu một số hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng không hệ thống nào đủ khả năng chống lại những tên lửa đạn đạo tinh vi. Một tên lửa đạn đạo tinh vi là tên lửa có thể bay với vận tốc siêu âm hoặc cận âm, có thể mang theo nhiều đầu đạn và nhiều thiết bị “chim mồi”, đánh lạc hướng.
Hệ thống Vòm Sắt, Patriot và Arrow 3 tại một căn cứ quân sự của Israel (Ảnh: AFP) |
Nga, Trung Quốc, Iran… ngày càng mạnh
Nga đã sở hữu Phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV) lắp đặt trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa của họ từ năm 1973. Mỹ cho ra mắt chúng sớm hơn, vào năm 1968, lắp đặt trên tên lửa Minuteman III. Trung Quốc nhập cuộc chậm hơn, nhưng hiện đã sở hữu một vài loại tên lửa tầm xa có MIRV.
Các nước khác bao gồm Pháp, Anh và Ấn Độ cũng sở hữu nhiều tên lửa có thể mang theo nhiều hơn 1 đầu đạn, nhưng khả năng nhắm bắn độc lập của chúng thì chưa rõ. Iran cũng đang phát triển một loại tên lửa tầm xa có ít nhất 2 đầu đạn trở lên. Triều Tiên cũng tuyên bố họ đang chế tạo tên lửa siêu thanh có MIRV.
Đánh bại và tiêu diệt một tên lửa đạn đạo là việc không hề dễ dàng, tất cả những hệ thống từng được đem ra thử nghiệm thậm chí còn gặp khó khăn trong việc bắn hạ các drone giả lập không mang đầu đạn hay các thiết bị đánh lừa.
Và GBI thì bị đánh giá là có kết quả thử nghiệm tệ hại nhất. Trong suốt quá trình đánh giá, tỷ lệ đánh chặn thành công của một tên lửa đánh chặn của hệ thống này đối với một mục tiêu duy nhất chỉ là 56%. Để được xem là có độ hiệu quả chấp nhận được trong việc đối phó với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo không tinh vi, hệ thống này cần phải phóng ra 4 tên lửa có tỷ lệ tiêu diệt đạt 97%.
Do Mỹ chỉ có 44 tên lửa đánh chặn đặt tại Alaska và Vandenberg nên cơ hội ngăn chặn mối đe dọa từ đòn tấn công gồm 10 tên lửa là khá thấp.
Trung Quốc sở hữu khoảng 50 - 75 ICBM và được cho là đang tiếp tục tăng dần số lượng giếng phóng tên lửa. Triều Tiên, theo như các bản đánh giá của Mỹ, sở hữu khoảng 12 ICBM, trong khi số lượng và mức độ tinh vi đang tăng dần.
Ngay ở hiện tại, Triều Tiên có thể xuyên thủng hàng phòng thủ ở Bờ Tây của Mỹ và đáp trúng nhiều mục tiêu ở Mỹ. Nga có khoảng 310 ICBM đã triển khai, đủ sức mang theo 1.189 đầu đạn.
Hệ thống Aegis Ashore trong một bức ảnh được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố (Ảnh: US Defense) |
Hàng phòng thủ đặt ở nước ngoài
Mỹ đã triển khai 3 hệ thống phòng thủ khác ở bên ngoài đất nước họ. Các hệ thống này bao gồm THAAD, Patriot PAC 3 và hệ thống Aegis trên biển/đất liền với các tên lửa đánh chặn khá mới như SM-3 và SM-6, để đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.
Aegis trên biển được sử dụng bởi Mỹ và Nhật Bản. Mỹ có tổng cộng 47 chiến hạm được trang bị phiên bản phòng thủ tên lửa đạn đạo của Aegis. Trong khi hệ thống Aegis Ashore lắp đặt trên đất liền hiện đã được triển khai ở Deveselu, Romania và một địa điểm khác đang được xây dựng ở Redzikowa, Ba Lan.
Nhật Bản, từng muốn mua Aegis Ashore, đã thay đổi ý định và sau chỉ sử dụng Aegis trên biển. Các cuộc thử nghiệm tên lửa SM-6 của Aegis để đánh chặn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới đây đều đã thất bại.
THAAD được triển khai ở Hàn Quốc và gần đây được lắp đặt ở Arab Saudi, UAE, Guam, Israel và Romania. Ngoài ra còn có một đơn vị THAAD ở Hawaii. Arab Saudi cũng đã đặt mua THAAD của riêng họ nhưng vẫn chưa được Mỹ bàn giao.
THAAD sở hữu một tên lửa đánh chặn nhiên liệu rắn với tầm bắn khoảng 200 km, độ cao tối đa 93 dặm, cho phép nó hoạt động ở ngoài bầu khí quyển. Bất kỳ tên lửa nào có có độ cao trần dưới 60 dặm, hay 100 km, được xem là hoạt động ở trong bầu khí quyển.
Không may thay, các cuộc thử nghiệm THAAD cũng thường là thất bại. Tên lửa đánh chặn của nó không được thiết kế để chống lại tên lửa tinh vi, mà chỉ chống được các tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Và để xoa dịu Iran, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra chỉ đạo dỡ bỏ THAAD và Patriot khỏi UAE và Arab Saudi.
Patriot PAC-3 – phiên bản tinh vi nhất của Patriot – có thể được dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và máy bay siêu thanh. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ dùng Patriot như hệ thống phòng thủ chủ lực của họ, trong số này có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, NATO và nhiều nước khác ở Trung Đông.
Mỹ không triển khai Patriot trên lãnh thổ của họ. Hệ thống này từng đánh chặn được một số lượng tên lửa đạn đạo tầm ngắn của nhóm phiến quân Houthi (được Iran hậu thuẫn). Trong nhiều trường hợp, Patriot đánh trúng các tên lửa đang lao tới, nhưng thường là quá chậm trong việc ngăn chặn tên lửa gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên mục tiêu.
Patriot dường như còn thiếu khả năng phân biệt giữa phần thân tên lửa và phần đầu đạn lắp đặt trên tên lửa, và gặp vấn đề khi đối phó với những mối đe dọa lớn hơn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa PAtriot PAC-3 của Mỹ (Ảnh: AFP) |
Sự lựa chọn tạm thời: Arrow 3
Do hệ thống duy nhất mà Mỹ sử dụng để bảo vệ lãnh thổ của họ là GBI, và GBI hiện còn đang chờ mẫu tên lửa mới, Mỹ rất dễ tổn thương trước một đòn tấn công tên lửa. Thay vì chờ tên lửa đánh chặn mới của GBI, Mỹ nên cân nhắc sử dụng tên lửa đánh chặn Arrow 3 của Israel/Mỹ sản xuất và sử dụng nó như sự thay thế tạm thời cho các tên lửa đánh chặn đã cũ kỹ của GBI.
Arrow3 được rót vốn chủ yếu bởi Mỹ, và Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO) hợp tác với Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Lầu Năm Góc (MDA). Khoảng một nửa hệ thống này được chế tạo tại Mỹ. Vào tháng 7/2019, Arrow 3 đã được đem ra thử nghiệm trong suốt hơn 10 ngày liền tại một khu tổ hợp quân sự đặt tại Kodiak, Alaska.
Hệ thống Arrow được tích hợp với radar AN/TPY2, cùng loại với GBI. Ở Alaska, Arrow 3 đã phóng 3 tên lửa đánh chặn trong 3 đợt khác nhau, nhằm vào các mục tiêu tên lửa đạn đạo, và tiêu diệt hết các mục tiêu.
Mặc dù không bằng GBI nhưng Arrow 3 có tầm bắn khá xa – 2.400 km, tức gần 1.500 dặm. Giống như GBI, Arrow 3 là hệ thống đáp trúng để tiêu diệt. Lợi thế chính của Arrow 3 là nó hiệu quả trong việc đối phó với mối đe dọa đến từ Triều Tiên. Arrow 3 cũng nhỏ và gọn hơn GBI. Tên lửa đánh chặn của GBI có chiều rộng 1,28 m, trong khi của Arrow 3 chỉ là 0,53 m.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu