Theo trang tin Đa Chiều ngày 2/6, truyền thông Mỹ ngày 1/6 cho biết một bản báo cáo do Liên Hợp Quốc tiết lộ cho biết trong cuộc xung đột quân sự ở Libya vào tháng 3/2020, một máy bay không người lái quân sự "Kargu-2" đã lần đầu tiên chủ động tấn công con người mà không nhận được bất kỳ chỉ thị nào; tuy nhiên không rõ chúng có gây chết người trong vụ này hay không.
Theo bản tin của Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia Mỹ (National Public Radio, NPR) ngày 1/6, bản báo cáo dài 548 trang này do Liên Hợp Quốc đưa ra cho biết vào tháng 3/2020, trong cuộc xung đột giữa Quân đội Chính phủ Quốc gia Lybia (GNA) và Quân đội Quốc gia Lybia (LNA) của tướng Khalifa Haftar, một chiếc UAV kiểu "Kargu-2" do Công ty công nghệ quân sự STM của Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo đã tấn công các binh sĩ Quân đội Quốc gia của tướng Haftar đang rút lui trong khi không nhận được bất kỳ mệnh lệnh nào của con người.
Các máy bay không người lái Kargu-2 tham chiến trên chiến trường Lybia (Ảnh: Đa Chiều). |
Theo bản báo cáo liên quan của Liên Hợp Quốc, “đoàn xe hậu cần và quân đội của Haftar đang rút lui đã bị hệ thống vũ khí tự động sát thương máy bay chiến đấu không người lái STM "Kargu-2" săn đuổi và tấn công từ xa”.
Tờ The Independent trích dẫn quảng cáo của Công ty STM nói, "Kargu-2" là một máy bay không người lái nhiều cánh quạt, nặng 15 pounds, tốc độ lớn nhất 90 dặm/giờ, có thể hoạt động liên tục 30 phút. Nó có thể mang 3 loại vũ khí gồm bom sát thương loại phá mảnh cỡ 1,36 kg – loại vũ khí được sử dụng để đối phó với nhân viên và xe cộ hạng nhẹ; bom nhiệt áp được sử dụng để tấn công các tòa nhà và boongke và bom định hình được sử dụng để đối phó với các mục tiêu bọc thép.
Máy bay không người lái loại này được trang bị radar laser, camera quang học và thiết bị hồng ngoại nhìn ban đêm, đồng thời sử dụng cách nhận biết, phân loại đối tượng dựa trên máy tính để lựa chọn và tấn công mục tiêu. UAV "Kargu-2" cũng được trang bị chất nổ, hệ thống nhận dạng kẻ thù và khả năng nhận dạng khuôn mặt, có thể tìm thấy các cá nhân cụ thể, được thiết kế cho "chiến tranh chống khủng bố và chiến tranh phi đối xứng".
UAV Kargu-2 không sử dụng hệ thống định vị GPS mà tự động hành động dựa theo hình ảnh camera và sự tính toán của máy tính (Ảnh: Đa Chiều). |
Ông Murat Ikinci Giám đốc điều hành của Công ty STM nói "Kargu-2" có thể được điều khiển bằng con người, các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ có thể điều khiển nó tấn công mục tiêu từ khoảng cách 6 dặm Anh; nó cũng có thể cài đặt trước tuyến đường cho chuyến bay tự động, tự định vị, tự theo dõi và xác định mục tiêu. Điều này có nghĩa là "Kargu-2" có khả năng tự động tấn công mà không cần người điều khiển ra lệnh.
Ông Zachary Kallenborn, cố vấn an ninh của Liên minh Nghiên cứu chủ nghĩa Khủng bố và Chống Khủng bố Quốc gia của Mỹ (START) ở Maryland, một người chuyên nghiên cứu về máy bay không người lái, cho biết nếu có ai đó bị giết trong một cuộc tấn công này, đây có thể là nạn nhân đầu tiên của vụ tự chủ tấn công giết người của vũ khí tự chế sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI).
Chuyên gia chiến tranh mặt đất Jack Watling, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI), nhận định vụ UAV tự động truy sát con người cho thấy "nhu cầu khẩn cấp và quan trọng" của việc thảo luận về quy định điều chỉnh các loại vũ khí tự động hoàn toàn.
/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
Sự kiện UAV tự động tấn công truy sát con người đang gây rúng động dư luận (Video: Đa Chiều). |
Được biết, trước đây nhiều chuyên gia công nghệ đã kiên quyết phản đối việc sử dụng máy bay không người lái vào mục đích quân sự, kêu gọi quốc tế cấm các vũ khí tự động tấn công vì cho rằng chúng không có khả năng phân biệt các mục tiêu quân sự và dân sự, binh sĩ hay thường dân.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu