Hãi Nga, Ba Lan cuống quýt giục NATO điều thêm quân, tên lửa

VietTimes -- Lo sợ trước những động thái của Nga, tổng thống Ba Lan đang hối thúc NATO triển khai thêm quân tại nước này. Không chỉ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa, Ba Lan có thể còn muốn mua F-35, Defense One cho biết.
Tên lửa phòng không của quân đội Ba Lan
Tên lửa phòng không của quân đội Ba Lan

“Số quân này có thể được triển khai luân phiên, nhưng họ sẽ đảm bảo tránh được tình trạng không có lực lượng NATO trên lãnh thổ Ba Lan”, tổng thống Andrzej Duda phát biểu với báo chi tại Quỹ Marshall Đức tại Washington tuần trước.

Ông Duda, được bầu làm tổng thống năm 2015 tiếp tục lời kêu gọi của chính phủ Ba Lan trước đó, vốn lo sợ trước chiến dịch của Nga năm 2014 tại Ukraine.

Mỹ đã điều động lực lượng tới Ba Lan và các quốc gia khác trong khu vực để huấn luyện thường xuyên như một phần của Sáng kiến bảo đảm an ninh châu Âu, một nỗ lực của chính quyền Obama nhằm giải tỏa mối lo sợ của NATO. Tuần qua, giới chức Lầu Năm Góc đã thông báo kế hoạch điều thêm xe tăng và xe bọc thép tới châu Âu, cũng như binh sĩ tới châu Âu theo sáng kiến trên. Ba Lan sẽ tiếp nhận một số trang thiết bị.

Ba Lan cũng lên kế hoạch mua các hệ thống tên lửa đánh chặn, nhưng chính quyền của ông Duda được cho là đang xem xét lại quyết định này. Hồi tháng 4/2015, chính quyền trước đó đã chọn hệ thống tên lửa Patriot của hãng Raython. Nhưng hiện nay các quan chức Ba Lan lại đang thảo luận xem có nên mua hệ thống này nữa hay không, kể từ khi họ phát hiện chúng có thể bị áp đảo bởi đòn tấn công phối hợp tên lửa và máy bay Nga, chuyên gia Jacek Bartosia tại Virginia cho biết.

“Đó là những vấn đề sẽ được các chuyên gia quyết định và tôi để các quyết định ấy cho họ. Điều duy nhất tôi mong muốn là có một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả”, ông Duda nói.

Với Ba Lan, các tên lửa Nga không vượt khỏi quỹ đạo là một mối lo sợ cực kỳ chiến lược, chuyên gia phòng thủ tên lửa Tom Karado tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ cho biết. Giới quân sự Mỹ đang ngày càng lo lắng về những loại tên lửa hành trình kiểu này của Nga.

Mỹ cũng đang có kế hoạch đặt các hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 tại Ba Lan vào năm 2018, nằm trong hệ thống lá chắn tên lửa của chính quyền Obama tại châu Âu. Tuy nhiên, hệ thống này được lấy lý do nhằm bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm xa của Iran bay vượt khỏi quỹ đạo trái đất và khi trở lại khí quyển để tấn công mục tiêu, ông Karako nói.

“Chúng tôi và các đồng minh NATO chia sẻ những lý do để điều động không chỉ các vũ khí tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa, mà cả các hệ thống phòng thủ có thể hiệu quả trong việc ngăn chặn một cách hiệu quả đòn tấn công quy ước của Nga”, Karako phát biểu.

Điều đó có nghĩa NATO có thể tìm cách bắn hạ các tên lửa bay quỹ đạo thấp với các vũ khí đánh chặn như Patriot, Raytheon SM-6 và hệ thống phòng không tầm trung của hãng Lokheed. “Nếu bạn muốn ngăn chặn Nga, bạn muốn đánh chặn nhiều loại tên lửa họ sở hữu”, Karako nói.

Ông Bartosiak cho rằng, Ba Lan cần nhiều hơn 48 chiến đấu cơ F-16 hiện nay. Một cách để tăng cường quốc phòng là mua và nâng cấp các máy bay F-16 Mỹ đã cho nghỉ hưu. “Nếu chúng ta có tối đa 200 chiến đấu cơ loại này, chúng ta sẽ có một năng lực không quân thật sự”, ông nói và lưu ý rằng Ba Lan có thể tự duy tu các máy bay trong nước.

Không quân Ba lan cũng có thể sử dụng nhiều hơn các tên lửa hành trình tàng hình JASSMs do Lockheed chế tạo, Bartosiak nói. Liệu các chiến đấu cơ tàng hình F-35 có nằm trong danh sách mong muốn của Ba Lan hay không? Tổng thống Duda trả lời khéo rằng: “Tôi muốn theo quan điểm đầy đủ về điều có thể bảo đảm an ninh cho chúng tôi”.

T.N