Giải mã loại tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIS-K đánh bom sân bay Kabul hôm 26/8 làm 183 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ, ngày 27/8 Mỹ đã trả đũa, sử dụng UAV để phóng tên lửa tiêu diệt hai mục tiêu.
Bản vẽ mô tả tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K (Ảnh: chinatimes).
Bản vẽ mô tả tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K (Ảnh: chinatimes).

Vũ khí mà UAV Mỹ sử dụng trong cuộc không kích là tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" do quân đội Mỹ phát triển để tiêu diệt mục tiêu đặc biệt nhưng không gây nên vụ nổ lớn. Điểm đặc biệt của loại tên lửa này là nó thay thế đầu đạn nổ bằng 6 cánh bật lên gấp gọn.

Theo tin của Wall Street Journal vào ngày 28/8, cuộc không kích được một máy bay không người lái MQ-9 Reaper được triển khai ở Vịnh Ba Tư thực hiện và phóng một tên lửa AGM-114 Hellfire với đầu đạn đặc biệt kiểu AGM-114R9X.

Đạn tên lửa AGM-114 Hellfire (Ảnh: chinatimes).

Đạn tên lửa AGM-114 Hellfire (Ảnh: chinatimes).

AGM-114R9X là loại mẫu đặc biệt của dòng tên lửa Hellfire, bên đầu đạn có 6 lưỡi dao thay vì lượng thuốc nổ lớn. Khi tên lửa bắn trúng mục tiêu, đầu đạn phát nổ và lưỡi dao văng ra ngoài, giết chết và bị thương những người gần đó. Do đầu đạn không mang nhiều chất nổ nên sẽ không gây nên sóng xung kích của vụ nổ lan ra gần đó, rất thích hợp cho các cuộc tấn công chính xác.

Quân đội Mỹ ban đầu phát triển loại tên lửa này được cho là để giảm thiểu thương vong cho dân thường và tránh thiệt hại nặng nề cho mục tiêu và môi trường xung quanh do một vụ nổ mạnh. Tuy nhiên, các lưỡi dao trên nó rất sắc bén, có khả năng cắt sắt như bùn, xuyên qua các tòa nhà và thùng xe.

Chính vì vậy, tên lửa này còn được gọi là "Ninja Bomb" (Bom Ninja) hay "Flying Ginsu" (Lưỡi dao bay), Ginsu là một thương hiệu dao gia dụng nổi tiếng của Mỹ.

Một xe hơi chở phần tử khủng bố bị trúng tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" (Ảnh: chinatimes).

Một xe hơi chở phần tử khủng bố bị trúng tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" (Ảnh: chinatimes).

Biến thể AGM-114R9X được Mỹ triển khai lần đầu tiên vào tháng 2/2017 để tiêu diệt Abu Khayr al-Masri, chỉ huy phó của tổ chức khủng bố Al Qaeda, cũng ở Idlib, phía Tây Syria.

Phải tới ngày 7/12/2019 Mỹ mới lại sử dụng AGM-114R9X để tấn công mục tiêu là một chiếc xe hơi ở thị trấn Afrin thuộc tỉnh Aleppo, Đông Bắc Syria khiến 3 người ngồi bên trong tử vong.

Sau đó, nó được sử dụng trong một loạt chiến dịch tiêu diệt chống lại những kẻ khủng bố ở Trung Đông. Có nhiều lỗ thủng lớn gần mục tiêu bị bắn trúng, nhưng không có dấu vết của các vụ nổ thông thường. Mỹ đã sử dụng AGM-114R9X để “tấn công chặt đầu” thành công các nhân vật được Mỹ cho là thủ lĩnh các nhóm khủng bố ở Afghanistan, Pakistan và Yemen, Iraq và cả các tướng lĩnh của lực lượng Vệ binh cách mạng Iran.

Tên lửa AGM-114 Hellfire vốn là loại tên lửa đa dụng do Mỹ sản xuất. AGM có nghĩa là tên lửa không đối đất chủ yếu được sử dụng cho chống tăng, nhưng các mẫu sau này cũng được sử dụng cho các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu có giá trị cao, v.v.

Cấu tạo của tên lửa AGM-114 Hellfire và các biến thể (Ảnh: chinatimes).

Cấu tạo của tên lửa AGM-114 Hellfire và các biến thể (Ảnh: chinatimes).

Ban đầu, tên lửa này được đặt tên là "Heliborne laser, fire-and-forget" (tên lửa phóng từ trực thăng điều khiển bằng tia laser, phóng rồi quên), và sau đó nó được biết đến với tên tiếng Anh "Hellfire" (Lửa địa ngục) là tên chính thức. AGM-114 Hellfire có khả năng tấn công chính xác đa nhiệm vụ và đa mục tiêu. Nó nặng khoảng 45 kg (100 pound) và có thể được phóng từ nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả máy bay tấn công không người lái MQ-1 Predator. Hiện tên lửa này đang Mỹ và các quốc gia khác sử dụng, các mẫu tên lửa sau này cũng có một số khả năng tấn công đất đối đất và không đối đất.

AGM-114 Hellfire được Lục quân Mỹ phát triển vào năm 1974 và được định vị là "vũ khí phá hoại chống tăng" có thể phóng từ xe bọc thép hoặc trực thăng. Mẫu AGM-114A bắt đầu được sản xuất vào năm 1982; mẫu AGM-114B sản xuất vào năm 1984; mẫu AGM-114K đã bắt đầu thử nghiệm trong các năm tài chính 1993 và 1994.

Gắn tên lửa lên máy bay (Ảnh: chinatimes).

Gắn tên lửa lên máy bay (Ảnh: chinatimes).

AGM-114 Hellfire thế hệ II được phát triển vào đầu những năm 1990, sử dụng thiết kế mô-đun cho nhiều loại đạn để tối đa hóa tính linh hoạt trên chiến trường. Bao gồm đầu đạn nổ cao AGM-114K (HEAT), đầu đạn xuyên giáp AGM-114KII, đầu đạn phá AGM-114M và đầu đạn tăng cường kim loại AGM-114N MAC. Tên lửa được dẫn đường bán tự động bằng tia laser; sau khi chùm tia laser tiếp cận mục tiêu phản xạ được tên lửa theo đó bay tới mục tiêu.

Các máy bay không người lái MQ-1 và MQ-9 cũng hỗ trợ AGM-114 Hellfire II, nhưng chỉ có thể gắn được 4 quả, trong khi trực thăng tấn công AH-64 có thể mang cùng lúc tới 16 quả AGM-114L Longbow Hellfire có chức năng “bắn rồi quên”. Nó có thể được dẫn đường bằng radar sóng milimet, tránh những bất cập của của việc chiếu tia laser vào mục tiêu sau khi phóng và nó có thể thích ứng với thời tiết nhiều mây và sương mù mà không sợ bị nhiễu tia laser.


máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng tên lửa AGM-114R9X (Ảnh: Đông Phương).

máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng tên lửa AGM-114R9X (Ảnh: Đông Phương).

Mỗi quả AGM-114 Hellfire nặng 106 pound, có đầu đạn nặng 20 pound và tầm bắn 8.000 mét. Đến năm 2012, khoảng 24.000 tên lửa Hellfire II đã được sản xuất cho cả lực lượng vũ trang Mỹ và khách hàng nước ngoài với chi phí trung bình là 68.000 USD/ quả.

Tên lửa AGM-114 Hellfire đã tham gia vào nhiều cuộc chiến bao gồm xung đột Panama, Bão táp Sa mạc, Kosovo, chiến tranh Iraq, chiến tranh Afghanistan và đã chứng minh được hiệu quả của nó trong thực tế chiến đấu. Hầu hết các tên lửa Hellfire này được phóng từ trực thăng Apache và Cobra và các loại nhỏ khác. Các phương tiện phóng bao gồm Trực thăng tìm kiếm chiến đấu OH-58 và máy bay trinh sát không người lái. Israel cũng đã sử dụng nhiều để chống lại lực lượng Palestine.

Từ năm 2001 đến 2007, Mỹ đã phóng hơn 6.000 tên lửa AGM-114 Hellfire trong chiến đấu thực tế. Mỹ đã phát hiện ra rằng đầu đạn nhỏ của họ có thể tránh được thương vong cho dân thường trong chiến tranh đô thị. Ngoài ra, nếu chức năng dẫn đường bằng tia laser của nó kết hợp với một số công nghệ và nếu may mắn, nó có thể trực tiếp chui vào cửa sổ, rất có giá trị chiến thuật trong cuộc chiến chống khủng bố.

Video về một xe chở mục tiêu bị lửa AGM-114R9X đánh trúng

Máy bay AH-64 của Anh đã sử dụng tên lửa Hellfire gắn bom xăng để tấn công các hang động ngầm mà quân Taliban ẩn náu. Quân đội Mỹ cũng đi tiên phong trong chiến thuật sử dụng tên lửa AGM-114 Hellfire với máy bay không người lái để tấn công khủng bố, do máy bay không người lái được trang bị hệ thống trinh sát tối tân nên có thể dẫn đường hiệu quả cho tên lửa đến mục tiêu.

Tên lửa AGM-114 Hellfire bắt đầu được Mỹ sử dụng trên các máy bay không người lái vũ trang từ đầu những năm 2000. Mỗi chiếc UAV MQ-9 Reaper của Mỹ có thể mang theo 4 tên lửa, mỗi quả có đầu đạn 20 pound (9 kg).