Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A được phát triển nhằm kế thừa F-16, là một trong 2 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trên thế giới được sản xuất dây chuyền và trang bị rộng rãi đến cấp lữ đoàn, chiếc tiêm kích thế hệ 5 thứ 2 là J-20 của Trung Quốc.
Tháng 1/2022, Tư lệnh Không quân Thái Lan Napadej Dhupatemiya cho biết, quốc gia này quan tâm đến khả năng mua 8 chiếc F-35 với 413 triệu USD dành riêng cho những giao dịch mua ban đầu.
Tim Cahill, Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh doanh Toàn cầu của Lockheed Martin, tháng 2/2023 tại Triển lãm Hàng không Singapore cho biết, mặc dù Thái Lan đã cho thấy sự quan tâm đến máy bay, nhưng "không có thông tin chính thức nào mà tôi biết có liên quan đến điều đó. Đây sẽ là một quyết định chính sách của chính phủ Mỹ. Tôi nghĩ rằng có một số hứa hẹn, nhưng không biết chính phủ Mỹ sẽ có thể quyết định đến cấp độ nào," ông đề cập đến Chính sách kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu F-35 của Washington.
Tham vọng của Thái Lan với F-35A có thành hiện thực hay không vẫn chưa chắc chắn, nhưng trên cơ sở những tiền lệ trong chính sách xuất khẩu máy bay chiến đấu của Washington, có thể suy đoán được khả năng này.
Ngoài các quốc gia phương Tây, chỉ có Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel và Singapore được phép mua F-35, mặc dù không quốc gia nào trong số các nước này được phép trở thành quốc gia đối tác trong chương trình độc quyền của phương Tây, mặc dù Nhật Bản và Israel đặc biệt quan tâm đến khả năng tham gia chương trình này.
Đặc biệt, Washington yêu cầu những quốc gia nhượng bộ rất lớn để cho phép mua F-35, một ví dụ đáng chú ý gần đây là Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã đình chỉ những cuộc đàm phán mua F-35 do yêu cầu của Mỹ được coi là quá mức.
Những yêu cầu này không chỉ bao gồm việc hạn chế đến mức cao nhất những mối quan hệ với Trung Quốc, mà còn cam kết không sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của Trung Quốc bất chấp lợi thế cạnh tranh của quốc gia này với các đối thủ phương Tây. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn cho phép các nước phương Tây như Đức sử dụng rộng rãi cơ sở hạ tầng của Huawei và nhập khẩu máy bay, tương tự như Hàn Quốc, vẫn có thể mua F-35 dù có mạng 5G, xây dựng trên nền tảng công nghệ của Huawei.
Mỹ cũng áp đặt những biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với phương thức vận hành F-35, không chỉ những căn cứ mà máy bay có thể hoạt động, thời gian và địa điểm các máy bay này thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, mà chính phần mềm của những máy bay chiến đấu F-35 cũng góp phần cho hoạt động do thám, thu thập và gửi dữ liệu nhạy cảm về Mỹ.
Tiêm kích F16C Thái Lan. Ảnh Military Watch. |
Đối với Lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan, những yêu cầu về hạn chế quan hệ với Trung Quốc cũng như những đòi hỏi tiềm năng đối với những chương trình cơ sở hạ tầng và viễn thông, vốn đã hiện đại của quốc gia này, xây dựng trên cơ sở nền tảng công nghệ có thể chấm dứt tính khả thi mua sắm F-35 trong tương lai.
Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, Thái Lan dự kiến chỉ mua một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu, không giống như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, dự định mua ít nhất 50 chiếc, tổn thất về kinh tế để giành được sự đồng thuận của Mỹ mua máy bay chiến đấu, ngoài chi phí mua sắm và vận hành trong vòng đời khai thác sử dụng của chính những chiếc F-35 vượt xa rất nhiều lần so với các máy bay chiến đấu hiện có do trong biên chế quân đội Thái Lan, có thể khiến quốc gia này từ bỏ tham vọng tiêm kích tàng hình thế hệ 5.
Hiện nay, lực lượng bộ binh và hải quân của Thái Lan ngày càng rời xa sự phụ thuộc vào thiết bị phương Tây, chuyển sang mua sắm các hệ thống vũ khí tiên tiến của Trung Quốc, từ xe tăng VT-4 đến khu trục hạm lớp Type 054A cùng nhiều hệ thống vũ khí khác, khả năng lớn là đường lối cứng rắn từ Washington về F-35 có thể khiến lực lượng không quân của quốc gia Đông Nam Á này sẽ xoay chiều sang tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc.
Trong khi Thái Lan trước đây cân nhắc mua vũ khí từ Nga, cụ thể là xe tăng chiến đấu T-90, nhưng áp lực của phương Tây đã buộc quốc gia này chuyển hướng sang Ukraine. Khi Ukraine không đáp ứng những điều khoản trong hợp đồng cung cấp xe tăng T-84, Thái Lan đã phải mua xe tăng T-84 của Trung Quốc. Các quan chức quân đội Thái Lan thực sự hài lòng với những chiếc VT-4, thay vì nhận T-84.
Phương Tây chắc chắn sẽ có những mối đe dọa trừng phạt rất mạnh nếu Thái Lan tìm đến máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga. Điều đó có nghĩa là lựa chọn thay thế F-35 của Thái Lan chỉ có thể đến từ Trung Quốc, quân đội quốc gia này đã nhiều lần triển khai các máy bay chiến đấu J-10C tới Thái Lan để diễn tập.
Tiêm kích tàng hình hạng nhẹ thế hệ 5 FC-31 Trung Quốc. Ảnh Military Watch |
Trung Quốc hiện đã sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ 5 hạng trung được phát triển theo chương trình FC-31 để xuất khẩu, do máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng J-20 chỉ dành riêng cho không quân Trung Quốc và trong mọi trường hợp, Thái Lan có thể sẽ khó khai thác sử dụng cho mục đích quân sự của mình.
Máy bay chiến đấu J10C Trung Quốc và máy bay hạng nhẹ Gripen Thái Lan trong đội hình diễn tập. Ảnh Military Watch |
Lớp máy bay chiến đấu thế hệ 5 thứ ba của Trung Quốc sẽ là máy bay phản lực một động cơ nhẹ hơn, đang được phát triển và có thể thành hiện thực vào cuối thập kỷ này với trọng tâm chính là thị trường xuất khẩu.
Thái Lan sẽ mua máy bay thế hệ 5 của Mỹ hay Trung Quốc vẫn là điều chưa chắc chắn. Mỹ thường xuyên có những điều khoản can thiệp vào hệ thống chính trị của các quốc gia khách hàng tiềm năng trên thị trường vũ khí toàn thế giới và thậm chí sẵn sàng đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt lên các quốc gia, mua sắm vũ khí của các đối thủ tiềm năng mà điển hình là Thổ Nhĩ Kỳ.
Bản chất quan điểm của Washington đối với việc bán F-35 và những điều khoản được áp đặt đi cùng sẽ là yếu tố hàng đầu quyết định kết quả, liệu Thái Lan có mua F-35 hay không.
Theo Military Watch