Đại dịch Covid-19 mang tới những thách thức về hậu cần, thiếu hụt tài chính, giảm hoạt động kinh doanh, gián đoạn chuỗi cung ứng và các sự kiện bị hủy, khiến nhiều công ty khởi nghiệp trải qua thời gian ngưng trệ.
Thông thường, các startup đã gặp khó khăn trong việc tạo nguồn thu, trong thời kỳ trước và sau đại dịch Covid - 19 khả năng cân đối giữa nguồn thu và chi phí càng khó khăn gấp bội và sức hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư cũng vì thế suy giảm nghiêm trọng.
Theo Forbes Việt Nam, các ngành có khả năng phát triển tích cực trong mùa dịch bệnh như: công nghệ tài chính, giáo dục trực tuyến, công nghệ sinh học, kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử, giao nhận thực phẩm, đồ ăn theo bữa, ứng dụng công nghệ thực hiện các phần mềm hợp tác, khám chữa bệnh từ xa, công nghệ làm sạch…
Đây có thể được xem là những gợi ý để doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp có hướng xoay chuyển trong tình thế khó khăn.
Bà Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc tài chính AREVO, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Alabaster khuyên các startup cần "chớp cơ hội", nhất là trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ. "Nếu chỉ chậm 3-6 tháng, các nhóm nghiên cứu khác sẽ đuổi kịp và khiến startup mất đi lợi thế của người dẫn đầu", bà Trang nói.
Đại dịch Covid-19 về mặt tích cực là hồi chuông cảnh tỉnh doanh nghiệp phải mau chóng bắt kịp xu thế chuyển đổi số để phát triển bền vững. |
Theo bà Trang, nếu bỏ thời gian chỉ 3 - 6 tháng để nghiên cứu một giải pháp công nghệ mới thì khó khả thi và sẽ tạo khoảng cách xa với người kế tiếp. Nhưng nếu biết cách tận dụng cơ hội một cách "khôn khéo" thì vừa có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, vừa nâng cao năng lực nghiên cứu, tạo ra sản phẩm "ăn khách" trên thị trường.
Ông Phạm Đình Đoàn - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, Chủ tịch Dự án di sản Digital STARS chia sẻ, đại dịch Covid-19 về mặt tích cực là hồi chuông cảnh tỉnh doanh nghiệp phải mau chóng bắt kịp xu thế chuyển đổi số để phát triển bền vững.
"Công nghệ số mới chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistics, marketing... Trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng", ông Phạm Đình Đoàn nói.
Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech từng chia sẻ, có thể xem là một cơ hội đặc biệt dành cho các startup công nghệ. Bởi nếu như trước đây, startup đã đổ tiền vào những lĩnh vực, thị trường chưa ai làm thì chắc chắn Covid-19 là cơ hội cho những startup nào bắt kịp cơ hội sẽ thành công lớn.
Trong và sau đại dịch Covid-19 đã khiến các startup ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn…chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng trái lại các startup trong lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giải pháp công việc từ xa, hậu cần... lại có thể nhận được nhiều tài trợ tài chính. Tuy nhiên, các nhà khởi nghiệp cũng cần đảm bảo rằng startup của mình có thể thích nghi bất kể mọi thách thức mới có thể phát sinh.
Theo TheLeader
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu