Cũng theo số liệu của GSO, có 5 trong 11 nhón hàng hóa dịch vụ chính tăng; nhón hàng hóa giao thông có mức tăng lớn nhất, tới 1,19%; tiếp đến là nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng 0,17%,; nhóm nhà ở vật liệu xây dựng tăng 0,14%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; còn nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình chỉ tăng nhẹ 0,06%.
Tuy giá vàng và USD không năm trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng, nhưng trong tháng 7 giá vàng và USD chịu ảnh hưởng lớn bởi sự kiện Brexit và việc FED tiếp tục trì hoãn việc tăng lãi suất khiến giá vàng đua nhau tăng mạnh trong tuần đầu của tháng. Theo GSO, trong tháng 7, chỉ số giá vàng đã tăng 5,36%, tỷ giá ổn định xoay quanh mức 22.300 VNĐ/USD
Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng của đợt tăng giá xăng dầu ngày 4/6; mặc dù, có hai đợt giảm giá vào ngày 20/6 và ngày 5/7 với tổng 2 lần giảm giá là 540đ/lít và giá vé tàu hỏa tăng 2,17% so với tháng trước.
Bên cạnh đó, việc thời tiết nắng nóng khiến cho nhu cầu sử dụng điện, nước tăng làm cho giá sinh hoạt cũng tăng theo. Cũng trong tháng 7, kỳ thi tốt nghiệp PTTH Quốc gia đã diễn ra, nên nhu cầu đi lại, ăn uống ngoài gia đình tăng. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 7 như nguồn cung lương thực, thực phẩm khá dồi dào nên giá lương thực, thực phẩm khá ổn định, chỉ số giá lương thực trong tháng giảm 0,64% so với tháng trước