​​Ba trong số các hệ thống vũ khí nổi bật nhất của thế kỷ 21 có những cuộc giao tranh đầu tiên

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Ba loại vũ khí tối tân này là máy tàng hình F-35A của Mỹ, máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 và hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga.
​​Ba trong số các hệ thống vũ khí nổi bật nhất của thế kỷ 21 có những cuộc giao tranh đầu tiên (Ảnh; Military Watch Magazine)
​​Ba trong số các hệ thống vũ khí nổi bật nhất của thế kỷ 21 có những cuộc giao tranh đầu tiên (Ảnh; Military Watch Magazine)

Tuần đầu tiên của tháng 3 năm 2022 đã chứng kiến ​​ba trong số các hệ thống vũ khí nổi bật nhất của thế kỷ 21 có những cuộc giao tranh đầu tiên. Ba loại vũ khí tối tân này là máy tàng hình F-35A của Mỹ, máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 và hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga. Các loại vũ khí này lần đầu tiên được ra mắt lần lượt vào các năm 2015, 2014 và 2007, chúng đều được sản xuất với số lượng lớn để phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Các hệ thống vũ khí kể trên đều là các loại vũ khí được trang bị cho chiến tranh trên không cấp cao, nghĩa là nếu không xảy ra một cuộc chiến tranh cường quốc thì khả năng chúng được sử dụng để chống lại các vũ khí tối tân của đối phương là rất ít. Chẳng hạn như S-400 đã được đưa vào sử dụng để "theo dõi" các cuộc tấn công của phương Tây và Israel vào lãnh thổ Syria. Máy bay Su-35 cũng được Nga triển khai để ngăn chặn các cuộc xâm nhập bất hợp pháp của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ vào không phận Syria. Tuy nhiên thời điểm đó, Nga chỉ sử dụng tiêm kích Su-35 và hệ thống phòng không tầm xa S-400 nhằm mục đích răn đe chứ chưa thực sự sử dụng trong chiến đấu.

Máy bay chiến đấu Su-35 triển khai tên lửa R-37M (Ảnh: Military Watch Magazine)

Máy bay chiến đấu Su-35 triển khai tên lửa R-37M (Ảnh: Military Watch Magazine)

Theo một số nguồn tin, Su-35 được cho là đã được lực lượng Không quân Nga sử dụng cho chiến dịch quân sự tại Ukraine và chính là "thủ phạm" bắn hạ 4 chiếc Su-27 của Ukraine vào ngày 5 tháng 3 vừa qua. Vụ việc diễn ra trong một trận không chiến tại thành phố Zhytomir ở khu vực phía tây của Ukraine, đây được cho là lần đầu tiên có một tiêm kích Su-27 bị bắn hạ. Hệ thống phòng không tầm xa S-400 cũng được Quân đội Nga cho xuất trận và ngay lập tức bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine ở gần thủ đô Kiev vào ngày 25 tháng 2. Lần bắn hạ này đã giúp S-400 lập kỷ lục thế giới về tầm bắn xa nhất. Được biết hệ thống S-400 lập công bắn hạ Su-27 Ukraine khi nó được triển khai từ lãnh thổ Belarus, sát biên giới Ukraine. Chiếc máy bay bị bắn rơi được cho là do đại tá Không quân Ukraine Oleksandr Oksanchenko, một phi công giỏi của Ukraine và có tiếng ở phương Tây khi ông thực hiện các màn trình diễn khó trên không.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Quân đội Israel (Ảnh: Military Watch Magazine)

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Quân đội Israel (Ảnh: Military Watch Magazine)

Một trong những đối thủ nặng ký của Su-35 là máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cũng đã được cho xuất trận. Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) hôm 7/3 đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh tiêm kích F-35I tàng hình của nước này bắn trúng 2 máy bay không người lái (UAV) Iran mà Israel cáo buộc đã hướng tới không phận Nhà nước Do Thái hồi năm ngoái. Khả năng phù hợp với không chiến của F-35 đã bị nghi ngờ từ lâu, với việc máy bay mắc hơn 800 lỗi và bị hạn chế ở khả năng hoạt động, được cho là không phù hợp cho các cuộc giao tranh cường độ trung bình. Tuy nhiên, F-35 vẫn được xuất khẩu rộng rãi sang các nước phương Tây, và được kỳ vọng sẽ trở thành trụ cột của lực lượng hàng không chiến thuật có người lái của NATO. Mặc dù mới chỉ bắn hạ các mục tiêu không vũ trang và không người lái, nhưng đây là một cột mốc quan trọng đối với dòng máy bay tàng hình F-35.

Theo Military Watch Magazine