Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào ngày 24/2/2022, nhiều chuyên gia đã nhìn vào sức mạnh chiến đấu áp đảo của Nga và cho rằng Nga sẽ đạt được chiến thắng nhanh chóng.
Vì Nga có ngân sách quốc phòng 62 tỉ USD và nắm giữ lợi thế về số lượng các vũ khí như xe tăng, pháo binh, trực thăng tấn công và máy bay, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi không phải là liệu Nga có giành chiến thắng hay không mà là họ sẽ chiến thắng nhanh mức độ nào.
Điều mà những nhà quan sát và nhà phân tích ít kinh nghiệm này không tính đến là kết quả trong các cuộc chiến sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chứ không chỉ dừng lại số lượng và mức độ tối tân của vũ khí.
Các yếu tố để quyết định sự thành công của một cuộc chiến bao gồm chiến lược, đào tạo, lãnh đạo, văn hóa và ý chí chiến đấu. Nga đã và đang tiếp tục nắm giữ ưu thế vượt trội về nhân lực và hệ thống vũ khí, nhưng Ukraine lại nắm ưu thế ở mọi yếu khía cạnh khác.
1. Cải cách quân sự của Ukraine
Một binh sĩ Ukraine với tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin trong cuộc tập trận ở miền tây Ukraine, ngày 26/5/2021 (Ảnh: Business Insider) |
Sau màn trình diễn tồi tệ vào năm 2014 trước Nga, , khi các cuộc biểu tình của các nhóm thân Nga ở vùng Donbas của Ukraine leo thang thành cuộc chiến giữa quân đội Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn, Ukraine đã tiến hành cải cách toàn diện cơ sở an ninh và quốc phòng của mình.
Báo cáo sau đó đã khiến cựu tổng thống Petro Poroshenko ban hành bản kế hoạch về các biện pháp phòng thủ chiến lược của Ukraine vào tháng 5 năm 2016. Bản kế hoạch yêu cầu cải cách sâu rộng khắp cơ sở quốc phòng, với mục tiêu đào tạo một lực lượng có khả năng hoạt động theo tiêu chuẩn của NATO vào năm 2020.
Trong sáu năm tiếp theo, Ukraine đã cải tổ quân đội với sự giúp đỡ của các cố vấn, huấn luyện viên và thiết bị phương Tây.
Một phóng viên của tờ Insider, người từng là giám đốc điều hành cho cố vấn quốc phòng cấp cao của Mỹ chia sẻ: "Ở vị trí đó, tôi đã gặp hàng chục thành viên của cơ sở an ninh Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Poroshenko và Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Stepan Poltorak. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Ukraine lo sợ một cuộc xâm lược quy mô lớn của Nga và họ biết rằng họ có rất ít thời gian để thực hiện những cải cách khó khăn trong 5 hạng mục: chỉ huy và kiểm soát, lập kế hoạch, hoạt động, y tế và hậu cần, và phát triển chuyên môn của lực lượng".
2. Kinh nghiệm trên chiến trường
Binh sĩ Ukraine tại một trạm kiểm soát gần thị trấn Slaviansk ở miền đông Ukraine ngày 2/5/2014 (Ảnh: Business Insider) |
Vào thời điểm nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Ukraine đã xây dựng một lực lượng chuyên nghiệp, được lãnh đạo tốt với văn hóa khuyến khích sự chủ động của thủ lĩnh cấp dưới trên chiến trường. Những sáng kiến này xảy ra khi các mệnh lệnh chiến trường ban đầu không còn phù hợp hoặc không phù hợp với tình hình thay đổi.
Trước khi các cải cách được ban hành, các trung úy và đội trưởng đang tiến hành chiến đấu trên mặt đất không thể đưa ra quyết định và phải xin phép trước khi họ có thể hành động.
Trải qua tám năm chiến đấu ở Donbas, sáu năm huấn luyện và cố vấn phương Tây, quân đội Ukraine vào năm 2022 đã khác những năm 2014, mạnh mẽ và dày dặn kinh nghiệm chiến đấu hơn. Điều này đã khiến quân đội Nga bất ngờ. Trên thực tế, nó vượt trội hơn nhiều so với quân đội Nga về mọi mặt, trừ quy mô.
Kết quả là, cuộc xung đột mới đây giữa Nga và Ukraine chứng kiến một lực lượng hùng hậu nhưng được đào tạo kém đối đầu với một lực lượng nhỏ hơn nhiều nhưng được đào tạo tốt, được đào tạo tốt và có ý chí chiến đấu cao. Khi các cuộc chiến di chuyển về phía đông, trình độ thông thạo, đào tạo, lãnh đạo, văn hóa và động lực của người Ukraine vẫn không đổi.
Cấp độ quân đội và trang thiết bị của Nga cũng không đổi - và việc các lực lượng của họ được đào tạo kém, thiếu kinh nghiệm là điều không thể khắc phục chỉ sau vài tuần hay thậm chí là vài tháng. Cần phải nhắc lại là Ukraine đã mất đến 6 năm để cải tổ quân đội.
3. Triển khai quân chiến đấu
Quân đội Ukraine sau khi giải phóng Hostomel, ngày 6/4/2022 (Ảnh: Business Insider) |
Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin tập trung vào việc các lực lượng Nga di chuyển từ phía bắc của Ukraine để hỗ trợ các chiến dịch ở phía đông sẽ làm tăng khả năng Nga chiếm đóng thành công khu vực phía đông của Ukraine.
Tuy nhiên, quân đội Ukraine cũng có thể di chuyển lực lượng tập trung về phía đông. Chắc chắn, một phần nhỏ các lực lượng Ukraine sẽ tiếp tục bảo vệ Kyiv. Nhưng những người khác sẽ di chuyển về phía đông, có nghĩa là tỷ lệ tổng thể giữa lực lượng Nga và Ukraine khó có thể thay đổi nhiều trừ khi Nga quyết định điều thêm quân.
Tương tự như vậy, Nga dường như không có khả năng thay đổi cách sử dụng quân đội của mình khi họ gặp phải sự kháng cự gay gắt của Ukraine.
Mặc dù có nhiều ý kiến về việc bổ nhiệm Tướng Alexander Dvornikov chỉ huy các chiến dịch của Nga ở Ukraine, nhưng việc thăng chức của ông dường như không làm thay đổi quá nhiều kết quả ở mặt trận chiến đấu.
Các hoạt động trong vài tuần qua đã chứng minh rằng Nga vẫn không đủ khả năng thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn để kiểm soát các mục tiêu đề ra.
Sự thay đổi duy nhất mang lại hy vọng cho Nga là địa hình địa lý. Vùng đất ở phía bắc Ukraine bao gồm phần lớn đất ngập nước, điều này buộc Nga phải bám vào các con đường và do đó hạn chế số lượng các tuyến đường mà nước này có thể sử dụng để tiến tới Kyiv.
Địa hình ở phía đông có nhiều không gian mở hơn và có thể cho phép Nga di chuyển quân và xe tăng của mình dọc theo nhiều tuyến đường thay vì một tuyến.
4. Viện trợ quân sự
Binh sĩ Ukraine tại một vị trí tiền tuyến ở Donbas (Ảnh: Business Insider) |
Chìa khóa để Ukraine ngăn chặn các lực lượng của Nga là việc Kyiv có khả năng thay thế nhanh chóng các thiết bị quân sự đã cạn kiệt hoặc bị phá hủy.
Viện trợ của phương Tây kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào tháng 2 năm 2022 đã trở thành yếu tố chủ chốt giúp Ukraine vẫn đứng vững cho đến thời điểm hiện tại.
Như Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba giải thích trong cuộc họp với các quan chức NATO vào tháng 4 năm 2022, danh sách 3 thứ mà Ukraine cần viện trợ là "vũ khí, vũ khí và vũ khí".
Theo Business Insider