3 dự án máy bay có tiềm năng xoay chuyển cục diện ngành hàng không nếu được Nga đưa vào sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Những chiếc máy bay này có thể đã thay đổi ngành hàng không trên toàn thế giới, nhưng đã bị rơi vào quên lãng do chiến tranh và khủng hoảng kinh tế
3 dự án máy bay có tiềm năng xoay chuyển cục diện ngành hàng không nếu được Nga đưa vào sản xuất (Ảnh: RBTH)
3 dự án máy bay có tiềm năng xoay chuyển cục diện ngành hàng không nếu được Nga đưa vào sản xuất (Ảnh: RBTH)

Các loại máy bay chiến đấu do Liên Xô và Nga sản xuất được coi là một trong những chiếc máy bay tốt nhất thế giới, sánh ngang với Mỹ và Pháp. Trong suốt thế kỷ 20, các kỹ sư Nga đã phát triển nhiều dự án có thể làm thay đổi cục diện ngành hàng không quân sự trên thế giới.

Tuy nhiên, vì một số lý do mà những dự án tiềm năng này không được triển khai. Có thể là vì những dự án này sinh ra vào đúng thời kỳ chiến tranh hoặc vào thời điểm nước Nga đang gặp những khó khăn về kinh tế.

Dưới đây là ba dự án máy bay chiến đấu thú vị của Nga mà chúng ta chưa từng được biết đến.

1. Su-47

Su-47 (Ảnh: RBTH)

Su-47 (Ảnh: RBTH)

Tiêm kích chiến đấu Su-47 xuất hiện vào cuối những năm 1990 và nó đã có cơ hội chiếm vị trí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga.

Nó được coi là một trong những máy chiến đấu đặc biệt nhất trên thế giới thời điểm đó. Su-47 trở nên đặc biệt nhờ thiết kế cánh quét ngược. Thiết kế này giúp Su-47 cải thiện khả năng điều khiển ở tốc độ thấp và các đặc tính cất cánh và hạ cánh làm giảm tầm nhìn của radar, cũng như tăng hiệu quả khí động học của máy bay phản lực. Tuy nhiên, chính những đặc điểm nổi bật này lại khiến Su-47 không được đưa vào sử dụng trong quân đội.

Ông Viktor Murahovsky, tổng biên tập tạp chí ‘Homeland Arsenal’ cho biết: "Su-47 quá đắt đỏ và không phù hợp để đưa vào sản xuất hàng loạt. Để có thể tạo ra thiết kế cánh quét ngược, bạn cần sử dụng vật liệu composite sợi carbon đắt tiền. Vì vậy, quân đội Nga đã cân nhắc việc hoãn dự án này và sẽ thực hiện nó vào khoảng thời gian phù hợp. Trong những năm sau đó, Sukhoi đã phát triển dòng máy bay chiến đấu Su-57 mới và nó đã làm mọi người quên đi dự án Su-47 trước đó.

Tuy nhiên, Su-47 vẫn được sử dụng để thử nghiệm các công nghệ mới, những công nghệ sau này được tích hợp trên máy bay chiến đấu Su-57.

"Sukhoi đã thử nghiệm các công nghệ tàng hình cũng như cách đặt vị trí vũ khí trên thân máy bay sao cho không bị radar phát hiện. Cả 2 thử nghiệm trên đều đang được áp dụng thực tế cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57", chuyên gia Viktor Murahovsky chia sẻ thêm.

2. Máy bay phản lực S-21

Mô hình máy bay phản lực thương mại S-21 (Ảnh: RBTH)

Mô hình máy bay phản lực thương mại S-21 (Ảnh: RBTH)

Máy bay phản lực Sukhoi S-21 là minh chứng cho sự tiến bộ kỹ thuật của ngành hàng không trong những năm 1980. Chiếc máy bay này đặc biệt ở mọi khía cạnh, nó sở hữu thiết kế giống như một chiếc máy bay của người ngoài hành tinh. Vào thời điểm triển khai dự án, Sukhoi-21 được kỳ vọng sẽ giành được một vị trí thích hợp trên thị trường. Tuy nhiên, Sukhoi-21 đã không bao giờ được đưa vào sản xuất, mặc dù nó được tài trợ bởi các nhà đầu tư tư nhân.

Ông Viktor Murahovsky cho biết: " Vào thời điểm đó, Sukhoi-21 là một trong những nguyên mẫu máy bay phản lực siêu thanh thương mại đầu tiên trên thị trường".

Theo ông Murahovsky, cũng giống như Su-47, lý do khiến dự án Sukhoi-21 không được đưa vào sản xuất thực tế là vì những rào cản về chi phí.

"Sau khi Liên Xô sụp đổ, quân đội Nga thực sự không còn tiền để trả lương cho các sĩ quan và binh lính cũng như các kỹ sư của mình. Chưa kể đến việc đầu tư hàng triệu USD vào việc phát triển máy bay. Tình hình được cải thiện trong những năm 2000, khi giá dầu và khí đốt tăng và Moscow bắt đầu các chương trình phát triển và mua lại vũ khí trị giá hàng tỷ USD", ông Murahovsky chia sẻ thêm.

Một trong những chương trình này vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Moscow đã đầu tư khoảng 300 tỷ USD vào phát triển và mua lại vũ khí cho đến năm 2027. Số tiền này sẽ được sử dụng để tạo ra các hệ thống chiến lược, hàng không, các hệ thống mặt đất mới và được sử dụng cho việc tái vũ trang trong quân đội Nga.

3. Chiếc máy bay đầu tiên được trang bị súng trên cánh

Việc trang bị súng trên cánh máy bay là một bước đột phá của ngành hàng không trên toàn thế giới thời điểm đó (Ảnh: RBTH)

Việc trang bị súng trên cánh máy bay là một bước đột phá của ngành hàng không trên toàn thế giới thời điểm đó (Ảnh: RBTH)

Máy bay BB-21 xuất hiện vào cuối những năm 1930. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được trang bị súng trên phần cánh máy bay.

"Trước đây, máy bay chỉ sử dụng súng máy ở phía trước hoặc phía sau buồng lái. Vào cuối những năm 1930, các kỹ sư Liên Xô đã trình làng một chiếc monoplane (máy bay có một phi cơ chính duy nhất) với hệ thống súng điều khiển từ xa được tích hợp trên cánh máy bay", ông Murahovsky chia sẻ.

Dự án BB-21 đã được quân đội thông qua, nhưng không thể trở thành hiện thực và đưa vào sản xuất hàng loạt do Liên Xô đang bị quân đội Đức tấn công vào năm 1941. Thời điểm đó, Liên Xô ưu tiên sản xuất loại máy bay Yak-1, mặc dù chiếc máy bay này không thể sánh với BB-21 về mặt kỹ thuật cũng như hỏa lực nhưng Liên Xô không còn lựa chọn nào khác.

BB-21 được trang bị hai khẩu súng cỡ nòng lớn và hai súng máy được đặt trên mỗi bên cánh của máy bay. Nó cũng được trang bị một khẩu súng máy ở phần phía sau để bảo vệ máy bay trong các cuộc chiến trên không và các trường hợp bị tấn công từ phía sau.

BB-21 có thể đạt tốc độ lên đến 400 km/h và có thể bay ở độ cao 6.650 mét, đây là một sự đột phá của ngành hàng không vào cuối những năm 1930.

Theo RBTH