Xe tăng Nga lắp khung sắt trên nóc có phải do phán đoán sai về chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Thời kì đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, người ta nhìn thấy trong các bức ảnh hoặc video các xe tăng Nga được gắn trên nóc một khung kim loại giống như một cũi sắt rất không phù hợp với hình ảnh dũng mãnh của loại vũ khí hiện đại này.
Khung sắt được lắp đặt trên nóc các xe tăng T-72 vào thời kì đầu cuộc chiến Nga-Ukraine (Ảnh: Ukrinform).
Khung sắt được lắp đặt trên nóc các xe tăng T-72 vào thời kì đầu cuộc chiến Nga-Ukraine (Ảnh: Ukrinform).

Tuy nhiên, với sự kéo dài của cuộc chiến, số lượng các khung như vậy trên xe tăng Nga đã giảm đi rất nhiều. Một số nhà phân tích cho rằng loại khung sắt này không hiệu quả khi dùng để chống vũ khí chống tăng và có nhiều khuyết điểm, thực tế thì nó không phát huy được tác dụng gì nên sau một tháng chiến tranh không thấy xe tăng Nga sử dụng nữa.

Nguyên nhân thực sự là do quân đội Nga ban đầu nghĩ rằng họ sẽ sớm tiến vào các thành phố như Kiev và bước vào cuộc chiến trên đường phố nên đưa thiết bị này lên xe tăng. Điều này cũng cho thấy quân đội Nga đã đánh giá sai về chiến lược, khiến họ bị sa lầy.

Trong cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu từ cuối tháng 2 năm nay, hình dạng kỳ lạ của các xe tăng Nga với khung kim loại trên nóc đã gây ra rất nhiều bàn tán. Bộ khung được hàn thô ráp này không chỉ xấu xí mà còn phá hỏng hoàn toàn hình ảnh dũng mãnh của xe tăng Nga. Nó cũng làm vướng tầm quan sát từ nóc xe và khiến việc sử dụng súng máy trên nóc xe trở nên bất tiện.

Xe tăng T-80BV với khung sắt bảo vệ được đưa lên xe lửa vận chuyển ra mặt trận (Ảnh: Reuters).

Xe tăng T-80BV với khung sắt bảo vệ được đưa lên xe lửa vận chuyển ra mặt trận (Ảnh: Reuters).

Nhiều người đồn đoán rằng đó là phương án khẩn cấp nhằm đối phó với loại tên lửa chống tăng mới tấn công vào nóc xe. Với việc số lượng lớn xe tăng Nga vẫn bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng, thế giới bên ngoài cho rằng những khung kim loại này chỉ mang tính an ủi tâm lý và không có tác dụng ngăn chặn tên lửa hoặc các loại vũ khí chống tăng cầm tay khác.

Thực ra, loại thiết bị này không hoàn toàn vô dụng, nó còn có tên gọi là "áo giáp kiểu hàng rào", xe tăng của Mỹ hay châu Âu đôi khi cũng được trang bị khung giá tương tự, nhưng sẽ chính quy và tiêu chuẩn hóa hơn, chẳng hạn như xe chiến đấu bộ binh Bradley hoặc xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams M1 của Mỹ… cũng có một hàng rào kim loại xung quanh hông xe bọc thép. Đem so sánh thì thứ quân đội Nga đặt trên tháp pháo chỉ xấu hơn, nhưng hiệu quả như nhau.

Một số loại giáp kiểu hàng hàng của xe tăng các nước (Ảnh: ukrinform).

Một số loại giáp kiểu hàng hàng của xe tăng các nước (Ảnh: ukrinform).

Phán đoán trực quan của hầu hết mọi người đều cho rằng mục đích của loại giáp hàng rào này là kích nổ đạn phá giáp bay tới, đúng là dùng nó để làm đạn phá giáp mất tác dụng, nhưng phần lớn chúng không kích nổ được tên lửa trước để phá hủy khả năng xuyên giáp của nó, mà là phá hủy cấu trúc đầu đạn làm cho chóp hình nón chứa thuốc nổ mất đi chức năng thiết kế ban đầu. Nguyên lý chung của các loại vũ khí chống thiết giáp bộ binh sử dụng là dùng thuốc nổ trong thiết bị hình nón của nó tạo thành áp lực có nhiệt độ cao và áp suất cao, sau đó xuyên qua lớp giáp để giết chết nhân viên trong xe, thậm chí kích nổ đạn dược trong xe. Việc kích nổ quả đạn trước ở cự ly gần thường không thể phá hủy sức xuyên của phản lực kim loại, bởi vì khả năng xuyên giáp của nó không phụ thuộc vào động năng của đạn mà phụ thuộc vào khả năng làm chảy kim loại ở nhiệt độ cao; thay vào đó, vụ nổ sớm ở tầm gần có thể cung cấp cho nó nhiều khoảng trống hơn để tạo ra khoảng cách xuyên giáp tối ưu.

Một xe tăng T-72B3 của Nga bị quân Ukraine bắt sống (Ảnh: Chinatimes).

Một xe tăng T-72B3 của Nga bị quân Ukraine bắt sống (Ảnh: Chinatimes).

Chiều dài của thiết bị xuyên giáp được thiết kế với tên lửa chống tăng vác vai thông thường không phải là chiều dài tối ưu, nếu có thêm hàng rào thì nó sẽ tăng thêm sức mạnh xuyên giáp. Vậy tại sao lại sử dụng giáp hàng rào? Do thiết kế hàng rào nhỏ hơn đầu đạn một chút, nó có thể va vào cấu trúc đầu đạn khi đầu đạn đi qua, thuốc nổ bên trong hình nón không thể tạo thành phản lực kim loại do hư hỏng cấu trúc, do đó không thể xuyên qua lớp giáp bảo vệ. Các chuyên gia quân sự đã nghiên cứu rằng nếu đầu đạn xuyên giáp đi vào giáp hàng rào với góc quá 45 độ thì giáp hàng rào sẽ bị vô hiệu, nhìn chung chỉ có khoảng 40% cơ hội chặn được đạn xuyên giáp. Cũng chính vì yếu tố này mà giáp hàng rào hầu như chỉ phổ biến trên các chiến trường có trình độ vũ khí chênh lệch như chiến tranh Afghanistan và nội chiến Syria, nếu sức mạnh của hai bên gần như nhau thì giáp hàng rào khó có thể phát huy được tác dụng.

Một xe tăng T72B3 có khung sắt bảo vệ trên nóc vẫn bị cháy rụi do trúng tên lửa (Ảnh: Reuters).

Một xe tăng T72B3 có khung sắt bảo vệ trên nóc vẫn bị cháy rụi do trúng tên lửa (Ảnh: Reuters).

Trong cuộc chiến Nga-Ukraine, Ukraine đã sử dụng một số lượng lớn tên lửa Javelin do Mỹ sản xuất và tên lửa chống tăng hạng nặng khác như Stugna-P họ tự sản xuất khi đối đầu với xe tăng Nga này.

Súng chống tăng RPG-7, loại vũ khí chống tăng phổ biến ở chiến trường Trung Đông ở một cấp độ hoàn toàn khác. Chỉ có vỏ kim loại chứa thuốc nổ hình nón có đường kính lớn bằng hợp kim thay thế đồng nóng chảy ở nhiệt độ thấp, có thể xuyên qua lớp giáp 120cm ở trạng thái lý tưởng nhất. Độ sâu xuyên giáp này thậm chí là không thể ngăn cản ở mặt trước của xe tăng chứ chưa nói đến bên cạnh và trên nóc xe. Giờ đây, tên lửa chống tăng còn có chức năng dẫn đường bằng tia laser và người điều khiển thậm chí có thể tự kích nổ trước nên tác dụng của giáp hàng rào càng bị hạn chế.

Do đó có thể thấy, khung kim loại trên nóc xe tăng Nga hoàn toàn không phải để chống lại các tên lửa chống giáp như Javelin, mà chỉ để chống lại các hỏa tiễn vác vai như RPG-7. Ý tưởng đặt một khung kim loại trên nóc xe tăng xuất phát từ kinh nghiệm của quân đội Nga trong việc chiến đấu trên đường phố đô thị trong 2 cuộc chiến tranh Chechnya để ngăn chặn những người lính ẩn náu trong các tầng cao của các tòa nhà đô thị tấn công xe tăng từ trên xuống dưới bằng tên lửa. Khung kim loại trên nóc xe tăng không chỉ có thể chặn được đạn tên lửa xuyên giáp, mà còn cả lựu đạn hay các loại bom tự chế khác không gây ra sức sát thương mạnh.

Từ thiết bị khung kim loại trên xe tăng của quân đội Nga cũng có thể đánh giá sự chuẩn bị chiến lược và chiến thuật của quân đội Nga cho “Chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Có tin Nga giả định chỉ mất 2 ngày chiến đấu có thể đánh tới Kiev, 2-3 ngày dùng cho chiến tranh đường phố, 2 ngày còn lại để truy quét tàn dư quân đội Ukraine rồi chờ chính quyền Ukraine tuyên bố đầu hàng hoặc tự động tan rã. Lúc đầu, tất cả các thiết bị khung kim loại đều được lắp đặt cho các xe tăng dự kiến sẽ chiến đấu trên đường phố đô thị, vì vậy khi tấn công các thành phố như Kiev, Chernihiv, Kharkov, v.v. các xe tăng đều có khung kim loại.

Các binh sĩ Ukraine bên cạnh một xe tăng Nga bị phá hủy (Ảnh:LostWeapons).

Các binh sĩ Ukraine bên cạnh một xe tăng Nga bị phá hủy (Ảnh:LostWeapons).

Tóm lại, khung kim loại trên nóc xe tăng chủ yếu dùng để phòng thủ khi chiến đấu trên đường phố, nhưng khung chỉ có thể bảo vệ phần trên, còn phía trước và bên hông không có tác dụng. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc ra vào xe, khung kim loại có phần hơi cao, khoảng trống này không những không thể chống chọi với vũ khí tấn công hàng đầu như tên lửa Javelin mà với cả các loại súng chống tăng vác vai RPG thông thường. Hơn nữa, một khi đối đầu với bộ binh hay xe bọc thép của đối phương, khung kim loại cũng gây trở ngại, có thể nói là lợi bất cập hại.

Về lý do tại sao Nga lại sử dụng thiết bị tự chế thô thiển như vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng do quân đội Nga đã đánh giá thấp trang bị và ý chí chống trả của quân đội Ukraine, họ cho rằng thanh thế của “dòng chảy thép” có thể uy hiếp quân đội Ukraine khiến họ vứt bỏ vũ khí trang bị để thoát thân. Đó là một sai lầm về mặt tính toán chiến lược.