Máy bay tiêm kích tàng hình J-20 Chengdu Trung Quốc. Ảnh minh họa The National Interest |
"Đây là một hệ thống mạng chiến đấu, mang lại cho không quân Mỹ lợi thế phi đối xứng, vì vậy khi tôi nghe về việc so sánh chiếc F-35 với J-20 Trung Quốc, đây là một vấn đề không liên quan và không so sánh".
Theo tướng Goldfein, Không quân Mỹ hiện nay và tương lai tập trung theo phương thức tiếp cận là phát triển một hệ thống các phương tiện kết nối mạng và chia sẻ dữ liệu, được coi là chìa khóa then chốt quyết định hiệu quả tác chiến thay vì cố định hiệu năng tác chiến của từng phương tiện bay.
Các máy bay chiến đấu thế hệ 5 Mỹ. Ảnh |
Nếu so sánh trực quan, chiếc F-35 Lockheed Martin F-35 với chiếc J-20, theo quan điểm của tướng Goldfein sẽ tương tự như so sánh với máy bay máy bay tàng hình đã về hưu Lockheed Martin F-117A Nighthawk. Chiếc máy bay ném bom tàng hình này gần như bị cô lập tiếp xúc với bên ngoài khi thực hiện nhiệm vụ tàng hình xâm nhập không phận đối phương.
Goldfein cho biết: “không quân Mỹ tập trung nhiều vào phát triển hệ thống cùng loại, phương thức liên kết mạng các phương tiện bay khác nhau và không tập trung nhiều vào việc phát triển các phương tiện bay độc lập.
Mặc dù tướng Goldfein sử dụng Nighthawk so sánh với máy bay tàng hình Trung Quốc, ông ta không có ý định cho rằng các hệ thống trang thiết bị của J-20 chỉ tương tự như F-117 những năm 1980. Mặc dù không có nhiều thông tin chính xác về chiếc J-20, hoàn toàn có thể thấy được tiêm kích thế hệ 5 Trung Quốc trang bị radar mảng pha, hệ thống khí tài tác chiến điện tử rất mạnh và các cảm biến quang điện tử / hồng ngoại tương tự như các hệ thống trang thiết bị F-35 .
Các quan chức không quân Mỹ cho rằng, máy bay Trung Quốc có thể có những cảm biến mạnh, nhưng chiếc J-20 có thể sẽ thiếu ““sự kết hợp cảm biến”” và kết nối mạng không gian của các máy bay tiêm kích tàng hình F-22 hoặc F-35.
Một lĩnh vực mà máy bay Trung Quốc chắc chắn không thể có được, đó là thiết bị mà tư lệnh trưởng Lực lượng Không quân chiến thuật Mỹ (Air Combat Command), tướng 4 sao Herbert “Hawk” Carlisle mô tả là “đỉnh cao kiểm soát không gia chiến trường”.
Các máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-22 và F-35 có màn hình buồng lái thông báo cho phi công những góc độ khác nhau và khoảng cách mà từ đó máy bay chiến đấu có thể bị phát hiện và theo dõi bởi các radar khác nhau của đối phương, nói cách khác đó là vùng nguy hiểm khi bay trên không phận đối phương.
Các phi công, dựa trên cơ sở thông tin đó khiến kẻ thù bất ngờ bằng cách tránh các khu vực mà máy bay có thể bị phát hiện và đeo bám. Đây là một công nghệ mà các nhà khoa học quân sự Mỹ mất nhiều thập kỷ để làm chủ, vượt qua rất nhiều thử thách và sai lầm.
Nhưng không quân Mỹ hiện đang phải đối mặt với một khó khăn lớn khó có thể vượt qua. Trong cùng một cuộc họp báo, tổng thư ký lực lượng không quân Deborah Lee James từ chối bình luận về khả năng phải đối mặt với một năm khó khăn, khi Quốc hội không duyệt chi ngân sách.
Ngay cả khi Quốc hội thông qua nghị quyết định mức chi tiêu trong năm (CR) - duy trì mức chi tiêu năm trước, thì thiếu hụt ngân sách dự kiến sẽ phá vỡ những nỗ lực mua sắm của Không quân, do lực lượng không thể ký kết các hợp đồng để khởi động chương trình phát triển các phương tiện bay mới.
Ông James cho biết "Chúng tôi hy vọng điều này sẽ không xảy ra, các quan chức Thượng Viện đang nỗ lực hết mình ngay cả khi các thượng nghị sĩ quay trở về nhà vào mùa hè, nhưng không quân tinh rằng, có thể sẽ có một CR (mức chi tiêu tương tự như năm cũ) 6 tháng hoặc CR một năm,”.
Một điều không thể phủ nhận là, các nguồn tin từ Quốc hội không lạc quan về triển vọng của một ngân sách mới vào mùa thu. Vì vậy, Lầu Năm Góc phải đối mặt với sự bất ổn ngân sách bổ sung, ngay cả khi đối đầu với nguy cơ một cuộc khủng hoảng.