Những vũ khí đến từ nơi xa ngàn dặm
Vào đầu tháng 1/2025, đại pháo tự hành M1989 “Koksan” cỡ 170mm và xe tên lửa chống tăng "Bulsae-4" do Triều Tiên viện trợ đã đến được mặt trận Nga-Ukraine, thu hút sự chú ý của thế giới.
Những trang thiết bị này không phải là vũ khí thông thường. Lấy M1989 “Koksan” làm ví dụ. Loại pháo tự hành 170mm đặt trên khung gầm bánh xích này có khả năng tấn công tầm cực xa. Đây là "vũ khí ngôi sao" trong hệ thống pháo binh của Bắc Triều Tiên và từng được gọi là "vũ khí ma thuật có thể đe dọa toàn bộ lãnh thổ của Hàn Quốc".
Mẫu pháo này được Triều Tiên thiết kế để oanh kích tầm xa và có thể bắn trúng mục tiêu trong phạm vi 40 km khi sử dụng đạn thông thường và 60 km khi sử dụng đạn pháo hỗ trợ tăng tầm. Mặc dù sở hữu hỏa lực mạnh, nhưng M1989 “Koksan” cũng có một số hạn chế, bao gồm tốc độ bắn chậm (hai viên mỗi phút) và sức chứa đạn ít (12 viên); ngoài ra do vỏ giáp mỏng nên nó thường được bố trí ở nơi xa tiền tuyến.
Có thông tin cho rằng Triều Tiên hiện có hàng trăm cỗ pháo tự hành M1989 “Koksan”, nhưng không thể xác định được con số chính xác. Tuy nhiên, việc tích hợp hệ thống pháo binh này vào chuỗi chiến đấu của quân đội Nga cũng gặp phải những thách thức về mặt hậu cần. Cỡ nòng 170 mm độc đáo không tương thích với pháo binh tiêu chuẩn của Nga và đòi hỏi chuỗi cung ứng đạn pháo chuyên dụng từ Triều Tiên, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu.
Về mặt chiến thuật, loại pháo này thích hợp để cung cấp hỏa lực yểm trợ liên tục trong chiến đấu giằng co ở tuyến đầu và có hiệu quả hỏa lực bao trùm tuyến phòng thủ tuyến trước của Ukraine.
Xe tên lửa chống tăng "Bulsae-4" (Chim Lửa-4) là thành tựu Triều Tiên về việc thiết kế tinh vi trong nghiên cứu và phát triển quân sự. "Bulsae-4" là vũ khí chống tăng của Triều Tiên có tầm bắn từ 10 đến 25 km. Nó được cải tiến nâng cấp dựa trên bản sao tên lửa chống tăng của Nga. Vào tháng 7/2024, có tin nói Nga đã sử dụng "Bulsae-4"; Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc cũng xác nhận rằng các mảnh vỡ thu thập được và các bằng chứng khác cho thấy Triều Tiên đã cung cấp "Bulsae-4" cho Nga.
Tên lửa chống tăng hạng nặng tầm xa Bulsae-4 của Triều Tiên có hình dáng bên ngoài giống với tên lửa chống tăng "Spike" của Israel. Đồng thời, tên lửa còn được trang bị đầu dò quang điện tử và sử dụng dẫn đường bằng phương pháp liên kết dữ liệu, có tầm bắn xa.
Theo thông tin của phía Hàn Quốc, tên lửa Bulsae-4 có tầm bắn hiệu quả khoảng 20 km và có khả năng tấn công chiều sâu mạnh. Đây là tên lửa chống tăng nên đầu đạn có sức công phá mạnh, dễ dàng tiêu diệt một cỗ pháo tự hành chỉ bằng một quả đạn. Tên lửa chống tăng hạng nặng tầm xa Bulsae-4 có ý nghĩa chiến thuật quan trọng đối với quân đội Nga.
Quan trọng nhất, tên lửa Bulsae-4 có tầm bắn tối đa 20 km. Điều này có nghĩa là các vị trí ở tiền duyên của quân đội Ukraine, từ các điểm hỏa lực đến các loại xe tăng và xe bọc thép, cả các vị trí radar ngắm pháo và pháo tự hành ở phía sau 10 km đều nằm trong phạm vi tấn công của Bulsae-4.
Tên lửa có tầm bắn tối đa tới 20 km nên ngay cả khi nó ẩn nấp 10 km phía sau trận địa quân Nga, nó vẫn có thể tấn công hiệu quả bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi 10 km phía sau vị trí của quân đội Ukraine.
Tính linh hoạt trong chiến thuật của nó cao hơn đáng kể so với pháo thông thường và khả năng tấn công sâu của nó thậm chí còn tốt hơn cả trực thăng vũ trang Ka-52.
Loại tên lửa này dễ thao tác và có thể gây ra mối đe dọa chết người cho lực lượng thiết giáp của đối phương trong thời gian ngắn, đặc biệt là khi đối phó với xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 do phương Tây viện trợ.
Từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, dấu vết Triều Tiên viện trợ loại vũ khí này đã xuất hiện trong các trang thiết bị của quân đội Nga ở tiền tuyến, điều này cũng cho thấy hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên đang dần đi vào chiều sâu.
Bước ngoặt trên chiến trường Nga-Ukraine
Với sự xuất hiện của các vũ khí trang thiết bị từ Triều Tiên, quân đội Nga đang muốn phá vỡ thế bế tắc. Trong năm qua, Ukraine đã dựa vào chiến thuật phòng thủ đô thị để đưa quân đội Nga vào cuộc giao tranh đường phố với thương vong cao.
Mặc dù quân đội Nga có lợi thế về hỏa lực, nhưng tốc độ tiến quân luôn chậm. Lấy tỉnh Donetsk làm ví dụ, sau gần ba năm giao tranh ác liệt, quân đội Nga thậm chí vẫn không thể kiểm soát hoàn toàn khu vực này.
Tuy nhiên, quân đội Nga cũng đang dần điều chỉnh chiến thuật của mình. Pháo tự hành M1989 “Koksan” và tên lửa chống tăng "Bulsae-4" do Triều Tiên hỗ trợ sẽ trở thành một phần quan trọng trong việc bổ sung hỏa lực cho quân đội Nga. Điều này không chỉ cải thiện hiệu quả tấn công của quân đội Nga mà còn đặt nền tảng cho một loạt các cuộc tấn công quy mô lớn mới. Các sĩ quan chỉ huy tiền tuyến của Nga đã tuyên bố rõ ràng rằng họ đang chuẩn bị đột phá tuyến phòng thủ của Ukraine.
Cùng lúc đó, tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ bị “sàng lọc”. Tinh thần của những người lính ở tuyến đầu thấp, và xuất hiện nhiều lỗ hổng ở chiến tuyến. Thêm vào đó, cuộc tấn công mạo hiểm của quân đội Ukraine sang Kursk đã làm suy yếu thêm sức mạnh của chính họ.
Trong hoàn cảnh như vậy, quân đội Nga có thể sớm phát động một cuộc tấn công quy mô lớn và liệu Ukraine có thể chống chọi được cuộc tấn công như vậy hay không đã trở thành tâm điểm chú ý của tất cả các bên. Có lẽ cuộc đọ sức tới đây giữa Nga và Ukraine sẽ quyết định số phận của cả hai bên.
Ukraine tiết lộ “những bài học bằng máu” của lính Triều Tiên từ di vật của binh sĩ tử trận
Lính cảm tử Triều Tiên đặt ra thách thức mới cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga
Hàn Quốc xác nhận 300 binh sĩ Triều Tiên thiệt mạng khi giao tranh với Ukraine
Theo QQnews, Sohu
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu