Trung Quốc điều tiêm kích tàng hình J-20AS chỉ huy đội UAV cánh bay tàng hình GJ-11

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một trích đoạn phim trên truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV xác nhận, tiêm kích tàng hình J-20AS có khả năng chỉ huy trong đội hình kết nối với UAV cánh bay tàng hình GJ-11 trong các hoạt động tác chiến.
Máy bay tiêm kích tàng hình J-20AS bay cùng 3 chiếc UAV tàng hình Cánh bay GJ-11. Ảnh Video CCTV
Máy bay tiêm kích tàng hình J-20AS bay cùng 3 chiếc UAV tàng hình Cánh bay GJ-11. Ảnh Video CCTV

Đoạn phim mới từ kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc CCTV đã xác nhận, Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLA) có kết nối máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 với máy bay không người lái (UAV) dạng cánh bay tàng hình, từ lâu đã được suy đoán sẽ là yếu tố quan trọng nhân lên sức mạnh chiến đấu cho các máy bay tiêm kích đa năng trong tương lai.

Biến thể tiêm kích tàng hình J-20AS hai chỗ ngồi , lần đầu tiên được công bố tháng 10/2021, trong cảnh quay được nhìn thấy dẫn đầu đội hình gồm 4 máy bay với 3 UAV yểm trợ dạng Cánh bay tàng hình GJ-11.

Máy bay tiêm kích tàng hình J-20AS bay cùng UAV tàng hình GJ-11. Video CCTV

Biến thể J-20AS hai ghế ngồi, theo thông tin từ truyền thông đại chúng, được phát triển chủ yếu với mục đích chứa bộ khí tài điều khiển UAV ở ghế thứ 2, không hoàn toàn dành cho học viên hoặc sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí như thường được sử dụng với các cấu hình như vậy.

Điều khiển và sử dụng phi đội UAV được cho là đặc điểm then chốt của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 trong tương lai, mặc dù những thiết kế thế hệ thứ 5 tiên tiến nổi bật nhất là J-20 và F-35 của Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ khai thác tính năng này trong tương lai gần.

Nhưng các máy bay F-35 không có biến thể 2 chỗ ngồi, điều đó khiến các lựa chọn bị hạn chế, dù máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 trong tương lai của Không quân Mỹ, đang được phát triển trong Chương trình máy bay chiến đấu Thế hệ mới nhất dự kiến ​​sẽ có cấu hình hai chỗ ngồi tiêu chuẩn.

Hiện nay, chỉ có J-20 và F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trên thế giới được sản xuất và trang bị ở cấp phi đội.

Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình J-20 và UAV tàng hình dạng Cánh bay GJ-11. Ảnh Military Watch.

Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình J-20 và UAV tàng hình dạng Cánh bay GJ-11. Ảnh Military Watch.

Cấu hình máy bay dạng Cánh bay không cánh đuôi cung cấp khả năng tàng hình tối ưu, điều đó có nghĩa là sẽ khó khăn hơn để radar khóa được UAV GJ-11 so với chính J-20, mặc dù cấu hình máy bay này có tốc độ và tính năng cơ động hạn chế, nghĩa là các UAV không thể bay cùng tiêm kích trong tất cả các loại hình tác chiến đòi hỏi tầm bay xa, khả năng cơ động cao.

Những UAV dạng cánh bay tàng hình, kém tiên tiến hơn do Iran sản xuất và đưa vào biên chế vũ khí trang bị ngoài Trung Quốc và Mỹ, được cho là có hiệu quả cao trong các hoạt động tác chiến ở nước ngoài ngay cả khi chống lại một số hệ thống phòng không có năng lực tác chiến mạnh nhất thế giới.

Không rõ GJ-11 sẽ được trang bị những loại vũ khí nào, một số suy đoán rằng UAV có thể mang tên lửa không đối không PL-15 và thậm chí có thể là PL-XX tăng cường hỏa lực không chiến của các tiêm kích tàng hình.

PL-15, vũ khí trang bị chủ lực của J-20, hiện đang là ứng viên cạnh tranh cho loại tên lửa không đối không có năng lực tác chiến cao nhất trong biên chế vũ khí của các tiêm kích hạng nặng. Tên lửa được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), tầm bắn 200-250km, có thể so sánh với rất ít đối thủ ở nước ngoài.

J-20 dự kiến ​​sẽ được kết nối bay với các UAV khác phù hợp hơn trong các hoạt động không chiến trong tương lai, ứng viên đáng chú ý nhất là UAV Dark Sword, được giới thiệu năm 2018.

Các chương trình máy bay không người lái có cánh đối thủ đáng chú ý có thể là Boeing MQ-28 Ghost Bat và S-70 Okhotnik của Nga, nhưng không có thiết kế nào đầy tham vọng như Dark Sword được nhìn thấy ở nước ngoài.

Theo Military Watch