Tàu ngầm nguyên tử “Omsk” của Nga lại làm người Mỹ lo sợ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nổi lên ở gần bờ biển Alaska, tàu ngầm nguyên tử “Omsk” dự án 949A gây tiếng vang lớn trên thế giới. Người Mỹ không thể vui nổi với vị khách không mời này. Vì sao nó làm họ lo sợ đến thế?

Tàu ngầm Nga nổi lên ở vùng nước trung lập nên Mỹ không thể phàn nàn được gì. Hơn nữa, các nhà quân sự Mỹ thậm chí còn quan tâm xem nó có cần trợ giúp gì hay không, bởi tàu ngầm chỉ nổi lên nếu trong khoang có tình huống ngoài dự kiến.

Phía quân đội Nga cam đoan với các đồng nghiệp Mỹ rằng mọi chuyện đang diễn ra theo kế hoạch. Tàu ngầm nguyên tử cùng các tàu khác của hạm đội hải quân Nga đang tham gia vào các hoạt động chiến thuật “Lá chắn đại dương 2020” trên vùng biển quốc tế.

Omsk là một tàu ngầm tên lửa hành trình thuộc Dự án 949A "Antey", thường được biết đến với tên hiệu của NATO là lớp Oscar-II. Nó chủ yếu được trang bị 24 tên lửa chống hạm P-700 "Granite" (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck)
Omsk là một tàu ngầm tên lửa hành trình thuộc Dự án 949A "Antey", thường được biết đến với tên hiệu của NATO là lớp Oscar-II. Nó chủ yếu được trang bị 24 tên lửa chống hạm P-700 "Granite" (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck)

Trong quá trình tập trận, “Omsk” đã phóng thành công từ dưới nước các tên lửa chống tàu “Granit” vào các mục tiêu ở xa đến 320 km. Đại tá hải quân dự bị Vladimir Gundanov khi bình luận sự kiện đã nhận xét: việc nổi lên là cần thiết với tàu ngầm, để nó có vị trí chính xác và các tàu khác cùng tham gia tập trận có thể nhìn thấy nó.

Sự xuất hiện như vậy là đảm bảo cần thiết cho an toàn, bởi vậy thường được áp dụng trong lúc diễn ra các hoạt động chiến thuật có bắn đạn thật.

Tại sao "Omsk" khiến Mỹ bất an?

K-186 “Omsk” là tàu ngầm nguyên tử đa mục đích, được đóng từ năm 1989 và chỉ nửa năm sau đã có mặt trong danh sách các tàu của hải quân Liên Xô.

Mùa Hè năm 1994, dưới sự chỉ huy của đại tá Alecxandr Astapov, “Omsk” đã thực hiện hành trình dài 15 ngày đêm vô tiền khoáng hậu từ biển Baren tới bán đảo Kamchatka với khoảng cách gần 4.000 hải lý.

Phần đáng kể nhất của hành trình này phải vượt qua bên dưới lớp băng dày và nước cạn cực kỳ nguy hiểm theo quan điểm hàng hải khu vực.

Sau này K-186 thể hiện mình ở mặt tốt nhất. Năm 2013, nó giành chiến thắng trong cuộc đua tài giữa các tàu ngầm nguyên tử đa mục đích về phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm đối phương bằng ngư lôi. Năm 2015, do yêu cầu ngày càng tăng với các tính năng chiến đấu và kỹ thuật của các tàu nguyên tử, “Omsk” được gửi đi hiện đại hoá cơ bản tại nhà máy sửa chữa tàu “Ngôi sao”, Viễn Đông.

Sau khi kết thúc hiện đại hoá năm 2019, “Omsk” thực hiện hàng loạt nhiệm vụ thử nghiệm ở biển Nhật Bản và thuộc biên chế hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Omsk” sau khi được hiện đại hoá trở thành thứ vũ khí đáng gờm hơn rất nhiều

Omsk” sau khi được hiện đại hoá trở thành thứ vũ khí đáng gờm hơn rất nhiều

Tuyến Thái Bình Dương

Năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm Kamchatka đã nói rằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tình trạng căng thẳng đang gia tăng, chủ yếu vì những hành động của NATO. Điều này khiến Nga phải thúc đẩy chương trình phòng thủ chống tên lửa của mình.

Theo lời ông Shoigu, trong tình hình các mối đe doạ gia tăng, Moscow có ý định tăng cường các lực lượng hạt nhân trên biển ở Viễn Đông. Trước hết muốn nói về tàu ngầm nguyên tử nằm gần Vilyuchinsk.

Căn cứ này (ở NATO người ta đặt cho nó biệt danh “Hang hùm nọc rắn”), Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh, là địa điểm độc đáo: nó đảm bảo tự do triển khai tàu ngầm ở khu vực Thái Bình Dương và cho phép giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu phức tạp ở mọi điều kiện.

Như chỉ huy căn cứ hải quân Novorossiysk, chuẩn đô đốc Victor Cochemazov nhận xét, các thuỷ thủ đoàn tốt nhất của các tàu ngầm Nga đều trải qua phục vụ ở Vilyuchinsk.

Từ quan điểm của bộ chỉ huy hải quân Nga, “Omsk” là một trong những đơn vị có khả năng chiến đấu cao nhất của hạm đội tàu ngầm Nga. Sau việc hiện đại hoá theo kế hoạch kéo dài 4 năm, chiến hạm được trang bị mới.

Hiện tại tàu ngầm được trang bị các tên lửa chống hạm mới nhất “Oniks”, “Tsircon” (Zircon) và “Calibr”, nhằm chống các cụm tàu sân bay của đối phương trong bán kính đến lên tới 1.000 km. Các tên lửa này cũng có thể bắn vào các mục tiêu trên mặt đất, tầm xa đến 2.600 km.

Các nhà quân sự không loại trừ việc triển khai trên tàu ngầm lượng lớn tên lửa có cánh

Các nhà quân sự không loại trừ việc triển khai trên tàu ngầm lượng lớn tên lửa có cánh

“Tsircon” khác biệt bởi tính cơ động và tốc độ (đến 10.000 km/giờ). Để đánh chặn được nó thực sự là không thể. Nó sẽ đem nguy cơ không chỉ đến các tàu, mà còn cả các trung tâm chỉ huy của đối thủ. “Oniks” có đặc tính sẵn sàng phóng nhanh, đường đạn bay linh hoạt và gây khó khăn cho việc đánh chặn. “Calibr-M” thời điểm này đang trải qua giai đoạn tu chỉnh.

Môi trường có thể sử dụng "Omsk" là các cuộc xung đột cục bộ. So với các tàu ngầm của đối thủ, nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa đủ an toàn. Theo nhận xét của các chuyên viên quân sự, thậm chí 1 “Omsk”, khi nằm ở khoảng cách an toàn, có khả năng tiêu diệt được cụm tàu sân bay của địch thủ.