Người dân các nước châu Á ăn gì trong dịp Tết nguyên đán?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Ẩm thực là phần trọng tâm của trải nghiệm Tết Nguyên đán với những món ăn đặc trưng của từng quốc gia được chuẩn bị riêng cho dịp này.

Một người phụ nữ bán đồ ăn nhẹ và quà tặng truyền thống của Trung Quốc trước Tết nguyên đán tại khu phố Tàu ở Yangon, Myanmar (Ảnh: Reuters)
Một người phụ nữ bán đồ ăn nhẹ và quà tặng truyền thống của Trung Quốc trước Tết nguyên đán tại khu phố Tàu ở Yangon, Myanmar (Ảnh: Reuters)

Hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang đón Tết Nguyên đán. Các gia đình sẽ cùng nhau tham dự dịp lễ hội truyền thống kéo dài trong nhiều ngày ở nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore, Brunei và Việt Nam cũng như giữa cộng đồng hải ngoại ở các quốc gia khác.

Ẩm thực là phần trọng tâm của trải nghiệm Tết Nguyên đán với những món ăn đặc trưng của từng quốc gia được chuẩn bị riêng cho dịp này.

2-2238.png

Bánh chưng

Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện vào thời vua Hùng. Chiếc bánh tượng trưng cho mặt đất, đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, đất trời.

Trong quan niệm của người Việt, quá trình làm bánh chưng là dịp để gia đình gắn kết, quây quần bên nhau. Nguyên liệu của món bánh là gạo nếp, thịt heo, đậu xanh và được gói bằng lá dong, buộc bằng lạt mềm. Sau khi gói xong, bánh sẽ được nấu chín trong khoảng 12 giờ trên bếp than củi.

1-4732.png

Gỏi cá Yusheng

Món salad cá sống đầy màu sắc với rau tươi này rất phổ biến ở Malaysia và Singapore. Nó được cho là bắt nguồn từ cộng đồng người nhập cư Quảng Đông và Triều Châu. Trong tiếng Trung Quốc, từ cá phát âm giống từ dư dả.

Cá sống thái lát là trọng tâm của món ăn và cá hồi tươi từ lâu đã là lựa chọn phù hợp.

Meghan Poh, một nhà thiết kế và họa sĩ minh họa sinh sống tại Singapore, cho hay việc chuẩn bị món gỏi cá Yusheng cũng được xem là một hoạt động chung đầy thú vị dành cho các gia đình.

Theo Poh, người phục vụ món này phải đọc câu “nian nian you yu”, có nghĩa hy vọng về sự dồi dào trong cả năm. Cà rốt cắt nhỏ và chanh tạo thêm vị thơm ngon trong khi bánh giòn và đậu phộng tạo thêm độ giòn hấp dẫn. Rắc gia vị, rưới dầu rồi đến phần thú vị nhất: Các thành viên trong gia đình và bạn bè quây quần quanh món ăn bằng những chiếc đũa lớn để trộn các nguyên liệu với nhau trong một nghi lễ gọi là “lo hei” (có nghĩa là trỗi dậy).

5-4632.png

Lẩu

Lẩu là món ăn yêu thích của các gia đình tại Đài Loan (Trung Quốc) vào đêm giao thừa và dịp Tết Nguyên đán.

Người Đài Loan quan niệm lẩu là món ăn gắn kết gia đình, biểu thị sự đoàn tụ và hạnh phúc. Vào dịp lễ hội, nguyên liệu nấu lẩu đều được mua gấp đôi, gấp ba bình thường để thể hiện sự dư dả, dồi dào trong năm mới.

3-8891.png

Tteokguk

Món bánh gạo thơm ngon kèm nước súp thịt đậm đà này là món ăn chính của ẩm thực Hàn Quốc và là món ăn đặc trưng trong dịp Tết Nguyên đán. Nước dùng thường được làm từ thịt bò. Có thể thêm rong biển và hành lá vào món ăn.

Theo truyền thống, bánh gạo không được tiêu thụ hàng ngày vì gạo là mặt hàng khan hiếm, đắt đỏ và được dành cho những dịp đặc biệt, chẳng hạn như Tết Nguyên đán, được gọi là Seollal ở Hàn Quốc.

Tteokguk là một trong những món ăn được dâng lên tổ tiên trong một nghi lễ truyền thống gọi là charye.

Những chiếc bánh gạo có hình tròn nhỏ. Chúng được tạo hình giống với đồng tiền, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Màu trắng của bánh tượng trưng cho sự tinh khiết, phù hợp để đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới.

Zhai choy

Poh, nhà thiết kế ở Singapore, chuẩn bị bữa ăn cùng gia đình và chú ruột của mình cho buổi họp mặt gia đình lớn vào dịp Tết Nguyên đán. Gia đình cô ngồi quanh nhà chuẩn bị món Zhai choy theo công thức của người dì.

Khi cả gia đình quây quần, họ ngồi quây quần, trò chuyện, ăn uống và xem phim cùng nhau. Cô nói: “Trước khi bà tôi qua đời, bà thường làm món Quảng Đông có tên là zhai”.

Zhai là món ăn chay với các thành phần như đậu phụ lên men, nấm và bắp cải. Poh giải thích rằng nó còn có “fat choy”, khi khô trông giống sợi tóc và khi ướt có kết cấu như sợi bún. Poh cho biết “fat choy” cũng là một từ đồng âm với việc đạt được sự giàu có.

Sợi mì này được thêm vào zhai để tượng trưng cho sự trường thọ. Cà rốt thái sợi cũng tượng trưng cho sự may mắn.

6-4899.png

Tikoy

Tikoy là món ăn không thể thiếu của người dân Philippines trong dịp năm mới.

Bánh được làm từ gạo nếp trộn mỡ lợn, đường, nước, nhúng vào trứng gà rồi chiên. Người Philippines tin rằng ăn bánh Tikoy vào dịp Tết sẽ giúp thành viên trong gia đình thêm gắn bó, đoàn kết và có được sự may mắn, hạnh phúc.

Theo SCMP, Al Jazeera