GS Nguyễn Hữu Liêm: "Phe tả ở Mỹ nghe ai hát bài chống đế quốc Mỹ là vỗ tay hoan nghênh thôi"

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –Bây giờ ở Mỹ mà hát bài như "Cắm chông diệt giặc Mỹ" thì cũng chắc sẽ được cổ võ, nhất là từ phía tiến bộ. Phe tả ở Mỹ nghe ai hát bài chống đế quốc Mỹ là vỗ tay hoan nghênh thôi.
GS Liêm: "Phe tả ở Mỹ nghe ai hát bài chống đế quốc Mỹ là vỗ tay hoan nghênh thôi"
GS Liêm: "Phe tả ở Mỹ nghe ai hát bài chống đế quốc Mỹ là vỗ tay hoan nghênh thôi"

Tại cuộc thi Miss World 2021 diễn ra ở Puerto Rico, Hoa Hậu Việt Nam 2020, Đỗ Thị Hà biểu diễn bản nhạc không lời ca khúc “Cô gái vót chông”, một ca khúc chống Mỹ. Sự kiện này đã gây ra những ý kiến khác nhau. Để rộng đường dư luận VietTimes đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông Nguyễn Hữu Liêm- Tiến sĩ luật khoa, Tiến sĩ triết học, hiện đang giảng dạy tại San Jose City College, California (Hoa Kỳ).

Dư luận hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà biểu diễn bản nhạc không lời bài “Cô gái vót chông”, một ca khúc chống Mỹ, tại cuộc thi Miss World 2021 diễn ra ở Puerto Rico. Có người cho rằng, chiến tranh đã lùi xa, không nên gợi lại lòng hận thù ấy nữa. Có người nặng lời hơn còn chê bai là vô ơn, vì trong đại dịch covid Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam hàng chục triệu liều vắc xin. Ông nhìn nhận hiện tượng này như thế nào?

Đỗ Thị Hà sinh năm 2001, tại Thanh Hoá. Kể từ sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020, cô có 1 năm tập luyện để đi chinh chiến Miss World 2021. Với vẻ đẹp ngọt ngào, vốn tiếng Anh lưu loát, Đỗ Thị Hà nhận được nhiều sự kỳ vọng

Đỗ Thị Hà sinh năm 2001, tại Thanh Hoá. Kể từ sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020, cô có 1 năm tập luyện để đi chinh chiến Miss World 2021. Với vẻ đẹp ngọt ngào, vốn tiếng Anh lưu loát, Đỗ Thị Hà nhận được nhiều sự kỳ vọng

- Có hai cách nhìn cho câu chuyện nầy. Thứ nhất, đây là chủ ý của thành phần bảo thủ, một phần của dư lực thời chiến chống Mỹ vẫn còn đọng lại. Hai, đây là chuyện ngây ngô, vô tình.

Tôi nhớ, khi còn nhỏ, khoảng 1968, ở miền quê Quảng Trị có bài ca chúng tôi hát, "Bắt Cộng bọ hè" của Phạm Duy. Trẻ con chúng tôi vỗ tay hát oang oang trong khi du kích Giải phóng đang ở trong làng. Dân tộc ta - như tôi đã nói nhiều lần - vẫn còn trong tuổi thiếu niên, hồn nhiên, hát hò vui đùa. Nó cũng giống như anh nông dân cưa quả bom chưa nổ trong khi phọp phẹp hút thuốc lá, trẻ con làng thì bu quanh đứng nhìn. Thực ra, chuyện ni không có chi mà phải suy diễn hơi quá đáng!

Thực ra thì người Mỹ có quan tâm đến việc một ai đó từ nước khác đến Mỹ chửi nước Mỹ hay khen nước Mỹ không, thưa ông?

- Bây giờ ở Mỹ mà hát bài như thế, "Cắm chông diệt giặc Mỹ" thì cũng chắc sẽ được cổ võ, nhất là từ phía tiến bộ. Phe tả ở Mỹ nghe ai hát bài chống đế quốc Mỹ là vỗ tay hoan nghênh thôi. Chẳng ai coi đó là lập trường của chính phủ Việt Nam mô mà lo.

"Nhưng mà cô hoa hậu nầy hát hay biểu diễn bài đó nghe ra cũng ngộ nghĩnh (nếu người Mỹ hiểu). Người Mỹ họ thì hoan hỷ, không cố chấp như dân ta. Đôi khi hát như rứa lại càng thêm vui và lạ lẫm"- GS Liêm.

"Nhưng mà cô hoa hậu nầy hát hay biểu diễn bài đó nghe ra cũng ngộ nghĩnh (nếu người Mỹ hiểu). Người Mỹ họ thì hoan hỷ, không cố chấp như dân ta. Đôi khi hát như rứa lại càng thêm vui và lạ lẫm"- GS Liêm.

Có ý kiến cho rằng, người Mỹ không mấy bận tâm đến việc khen hay chê họ, mà họ căn cứ trên thực tế của sự việc để ứng xử, nhưng người Việt Nam nên quan tâm đi đâu, với ai thì phải ăn nói cho phù hợp vì hành vi ấy biểu hiện nét văn hóa của mình. Ông nghĩ gì về ý kiến này?

- Dĩ nhiên, hoa hậu là đại diện cho quốc gia. Nhưng mà cô hoa hậu nầy hát, hay biểu diễn bài đó nghe ra cũng ngộ nghĩnh (nếu người Mỹ hiểu). Người Mỹ họ thì hoan hỷ, không cố chấp như dân ta. Đôi khi hát như rứa lại càng thêm vui và lạ lẫm.

Nó cũng giống như cậu bé làng quê Việt Nam khóc mếu máo chửi bọn thám tử Tây, "Cha tau trốn troong đụn rơm nhưng tau khôông méc mô!"

Trong một số bài viết hoặc các buổi thuyết trình của mình, Giáo sư có đưa ra một nhận xét đại loại là: người Việt (chung chung) hiện nay đang ở dạng như một thanh niên chưa trưởng thành. Chưa trưởng thành thì tiềm năng phát triển còn nhiều, nhưng hạn chế cũng không phải là ít. Xin Giáo sự nói kỹ hơn về vấn đề này!

GS Nguyễn Hữu Liêm: "Tôi hy vọng vào thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam. Họ đang khai mở ánh sáng lý tính cho con lộ tương lai quốc gia".

GS Nguyễn Hữu Liêm: "Tôi hy vọng vào thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam. Họ đang khai mở ánh sáng lý tính cho con lộ tương lai quốc gia".

- Tôi vẫn cho rằng dân tộc ta đang ở lứa tuổi 15-16. Tản Đà cũng nói gần như rứa. Mỗi dân tộc đều có một nấc thang tiến hóa cho mình. Đó là định mệnh chung cho tất cả chúng ta. Nhưng hình như dân ta đang bước nhanh về phía trước - để đào thải những gì còn ấu trĩ và trẻ con. Chúng ta hãy cùng hy vọng.

Có người nói: Lý tính của người Mỹ đã phát triển đến một mức độ rất cao. Cơ bản là không thể bị điều khiển bằng cảm xúc. Có lẽ nhờ tâm lý trưởng thành này mà nước Mỹ mới phát triển thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nếu như chúng ta muốn học để trở thành một cường quốc như nước Mỹ, vấn đề mấu chốt không nằm ở phát triển KHKT mà chính là phải có năng lực tâm lý mạnh mẽ tràn đầy lý tính. Ý kiến này có nên tiếp thu không và Giáo sư có thể nói thêm về lý tính của người Mỹ không?

- Lý tính là cơ bản của con người - nhưng tiếc thay hầu hết nhân loại vẫn còn bị cai chế và điều khiển bởi cảm xúc vô thức và tập quán cố hữu. Ngay cả một số đông dân Tây Âu và Hoa Kỳ cũng vậy.

Chỉ khi nào cảm xúc được dung hóa và soi sáng bởi lý tính thì chúng ta mới thực sự tiến bộ. Tôi hy vọng vào thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam. Họ đang khai mở ánh sáng lý tính cho con lộ tương lai quốc gia. Hy vọng năng lực lý tính nầy sẽ soi lối cho bóng tối quá khứ vẫn còn đang chiếm hữu quá nhiều góc khuất của vận nước.

Xin chân thành cám ơn Giáo sư!