Điều gì tạo nên sức mạnh phi đội F-14 của Iran?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Năm 1970, Iran nổi lên như một khách hàng hàng đầu cho các loại vũ khí tối tân của Mỹ và Anh trong suốt thập kỷ đó.
Điều gì tạo nên sức mạnh phi đội F-14 của Iran? (Ảnh: Military Watch Magazine)
Điều gì tạo nên sức mạnh phi đội F-14 của Iran? (Ảnh: Military Watch Magazine)

Giáp với Liên Xô ở phía đông và các quốc gia Ả Rập theo chủ nghĩa dân tộc liên kết với Liên Xô ở phía tây, và làm giàu nhờ giá dầu tăng vọt trong những năm 1970, Iran nổi lên như một khách hàng hàng đầu cho các loại vũ khí tối tân của Mỹ và Anh trong suốt thập kỷ đó. Điều này không chỉ mang lại lợi ích lớn cho các ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây, mà còn gây thêm áp lực lên hệ thống phòng thủ của các đối thủ NATO khi khả năng tấn công của Iran đã tăng lên đáng kể.

Có nhiều yếu tố tạo nên sức mạnh quân sự của Iran, từ phi đội máy bay chở dầu tiên tiến để tiếp nhiên liệu trên không cho đến các đơn vị xe tăng Chieftain đông hơn của quân đội Anh, nhưng có lẽ tài sản đáng chú ý nhất mà Iran đưa vào thực địa là máy bay chiến đấu hạng nặng F-14 Tomcat.

F-14 là dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên được đưa vào phục vụ ở nhiều nơi trên thế giới và là máy bay đầu tiên thuộc thế hệ của nó từng được xuất khẩu, trong đó Iran là khách hàng duy nhất do chi phí quá vận hành cực cao. F-14 cho đến nay là máy bay chiến đấu lớn nhất và nặng nhất trên thế giới, và sẽ vẫn giữ được vị trí đó trong vài thập kỷ, điều này cho phép nó giữ được tầm bay xa hơn nhiều và mang theo các cảm biến và tên lửa lớn, đem đến cho máy bay khả năng chiến đấu vượt trội. F-14 có chi phí vận hành rất cao, không có lực lượng không quân nào khác ngoài Iran sẵn sàng chi trả. Ngay đến cả Anh cũng không đủ khả năng chi trả và thậm chí Mỹ cũng chỉ sử dụng F-15 một biến thể nhỏ hơn và rẻ hơn nhiều so với F-14.

Máy bay chiến đấu F-14 và F-15 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Máy bay chiến đấu F-14 và F-15 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Việc cung cấp F-14 khiến Iran trở thành nhà khai thác thứ hai của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư sau Quân đội Mỹ. Hải quân Mỹ được trang bị F-14 từ năm 1974 và Không quân thì được trang bị F-15. Lợi thế về năng lực của F-14 so với các đối thủ chủ yếu tập trung vào bộ cảm biến và tên lửa của nó, trong đó chỉ có MiG-31 của Liên Xô được đưa vào hoạt động năm 1981 được coi là đối trọng duy nhất.

Tên lửa AIM-54 Phoenix được trang bị trên F-14 là loại tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng 'bắn và quên' nhờ khả năng dẫn đường bằng radar chủ động, kết hợp với đầu đạn cực lớn, tốc độ Mach 5 và tầm bắn cực xa 190 km. Tên lửa AIM-54 Phoenix có trọng lượng rất nặng, vì vậy nó không thể trang bị trên các dòng máy bay khác, tuy nhiên F-14 lại thiếu các cảm biến đủ mạnh để sử dụng loại tên lửa này một cách hiệu quả.

Để làm rõ sức mạnh của AIM-54, chúng ta có thể so sánh với tên lửa AIM-7 của F-15. Tên lửa AIM-7 cần được dẫn đường trong suốt hành trình của nó bằng radar của máy bay chiến đấu do hệ thống dẫn đường kém hơn và chỉ có thể tác chiến trong phạm vi 70 km. Với 79 chiếc F-14 được phân chia giữa hai đơn vị đóng tại Esfahan và Shiraz, không có nghi ngờ gì về việc Không quân Iran sở hữu một lớp máy bay chiến đấu có năng lực hơn bất kỳ lực lượng không quân nào trên thế giới.

Máy bay chiến đấu F-14 phóng tên lửa AIM-54 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Máy bay chiến đấu F-14 phóng tên lửa AIM-54 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Phi đội F-14 của Iran đã thể hiện khả năng tối tân của mình trong Chiến tranh Iran-Iraq từ 1980-1988, khi các máy bay phản lực trở thành mục tiêu ưu tiên cho các cuộc tấn công của Iraq trong cuộc chiến.

Máy bay ném bom Tu-16 của Iraq, không được thiết kế để ném bom ở độ cao thấp, nhắm mục tiêu vào Sân bay Esfahan có 39 chiếc F-14 nhưng không phá hủy được bất kỳ đường băng nào hoặc bất kỳ máy bay chiến đấu nào, trong khi 4 chiếc Tu-22 tầm xa hơn của Iraq đã tấn công căn cứ không quân Shiraz, nơi những chiếc F-14 còn lại đang đỗ, nhưng cũng không phá hủy được bất cứ chiếc nào.

Mặc dù các lực lượng Iran bị áp đảo trên bộ bởi các xe tăng do Liên Xô cung cấp của Iraq và trên không, các máy bay chiến đấu F-4 và F-5 cũ hơn của họ đã thất bại trong các cuộc giao tranh ban đầu trước MiG-21 của Iraq, nhưng việc triển khai F-14 mang lại một sự thúc đẩy rất cần thiết. Lần tiêu diệt máy bay địch đầu tiên của F-14 là vào ngày ngày 10/9/1980 khi sử dụng tên lửa AIM-54 để vô hiệu hóa máy bay chiến đấu tấn công Su-22 của Iraq. Điều này gây bất ngờ cho Quân đội Iraq vốn đánh giá những chiếc F-14 là đã hết hạn sử dụng.

Trong cuộc giao tranh đầu tiên giữa MiG-25 và F-14 vào ngày 15/2/1982, cả hai đều hư hỏng nhưng không thể sửa chữa được, các khả năng độc đáo của AIM-54 kết hợp với các cảm biến của F-14 đã khiến nó trở thành máy bay chiến đấu duy nhất trên thế giới có khả năng vô hiệu hóa tiêm kích MiG-25, ước tính đã có khoảng 6 chiếc bị bắn rơi trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq.

Máy bay chiến đấu F-14 của Không quân Iran (Ảnh: Military Watch Magazine)
Máy bay chiến đấu F-14 của Không quân Iran (Ảnh: Military Watch Magazine)

Bất chấp nhu cầu bảo dưỡng khắc nghiệt của F-14 và tỷ lệ sẵn sàng thấp, những chiếc F-14 đã tiêu diệt được số lượng máy bay chiến đấu của Iraq nhiều hơn tất cả các loại khí tài của Iran cộng lại - ước tính khoảng 140 lần tiêu diệt trong các cuộc không chiến. Khả năng chịu đựng cao của máy bay này cũng cho phép nó hộ tống các máy bay F-4 và máy bay tiếp dầu thực hiện các nhiệm vụ tấn công sâu vào không phận Iraq mà không cần tự tiếp nhiên liệu, trong khi tất cả các máy bay Iraq trừ MiG-25 đều chịu tổn thất nặng nề trước nó.

MiG-23 của Liên Xô và Mirage F1 của Pháp đã chịu tổn thất nặng nề trước sức tấn công của F-14 trong cuộc chiến Iran-Iraq. Tuy nhiên, MiG-23ML của Iraq vẫn chứng tỏ được khả năng khi đối đầu với F-14. Các máy bay MiG-23 đã bắn hạ F-14 vào ngày 11/8/1984, ngày 2/9/1986 và có thể vào ngày 17/1/1987 mặc dù một số nguồn tin cho rằng tổn thất này là do một chiếc MIG-25. Việc Iraq triển khai máy bay phản lực tấn công điện tử MiG-25BM với số lượng hạn chế trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến đã cung cấp cho nước này khả năng tấn công vào các mục tiêu quan trọng của Iran.

Cuối cùng, F-14 vẫn là tài sản nổi bật nhất của Iran trong suốt Chiến tranh Iran-Iraq, và do không có các thương vụ mua lại sau đó, nó vẫn là máy bay chiến đấu hàng đầu của Không quân Iran cho đến ngày nay. Mặc dù đã có những nâng cấp đáng kể bao gồm phát triển các phiên bản ưu việt hơn cho tên lửa AIM-54, vị thế của F-14 trên thế giới đã bị suy giảm do tuổi đời của nó.

Vị thế của Iran với tư cách là cường quốc không quân hàng đầu thế giới, được biểu trưng rõ nhất bằng việc mua F-14, cũng đã giảm đi đáng kể trong lĩnh vực hàng không chiến đấu, mặc dù họ đã bù đắp phần lớn bằng khả năng đến từ các hệ thống phòng không và máy bay không người lái.

Mặc dù Iran trong thế kỷ 21 đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng máy bay tàng hình trong chiến đấu, nhưng họ đã không mua các máy bay chiến đấu hàng đầu từ nước ngoài mà tự phát triển các máy bay không người lái tàng hình như Shahed 191 và sử dụng chúng ở Iraq, Syria và Israel. Có thể thấy, máy bay không người lái đã thay thế máy bay có người lái với tư cách là nguồn cung cấp quân sự uy tín trên không của Iran.

Theo Military Watch Magazine