Chuyên gia chống dịch chỉ cách chăm sóc bệnh nhi F0 tại nhà thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chuyên gia chống dịch – Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) chỉ cách chăm sóc bệnh nhi F0 tại nhà.
Chuyên gia chống dịch – Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM). Ảnh: Hoà Bình
Chuyên gia chống dịch – Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM). Ảnh: Hoà Bình

Phóng viên: - Thưa bác sĩ, hiện tại ở Hà Nội số ca nhiễm COVID-19 vẫn tiếp tục tăng nhanh, trong đó có nhiều bệnh nhi F0. Khi trong nhà có F0 là trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ rất bối rối vì thiếu thông tin. Xin bác sĩ cho biết phụ huynh nên lưu ý gì với bệnh nhi F0?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: - Nếu thấy trẻ có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, được xác định là bệnh nhi F0, mắc COVID-19, phụ huynh nên bình tĩnh, không quá lo lắng, hốt hoảng. Hãy chăm sóc con/em mình đúng như một bệnh nhân viêm phổi. Hiện tại, chưa có bất kỳ thuốc đặc trị nào cho bệnh nhân COVID-19, với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi thì càng chưa có thuốc. Cho nên, chỉ có thể điều trị triệu chứng rồi các bé sẽ tự khỏi COVID-19. Hãy hiểu rằng toàn bộ bệnh nhi F0 sẽ khỏi nhanh hơn người lớn rất nhiều.

*Thưa bác sĩ, vậy làm thế nào để xác định mức độ nguy cơ chuyển nặng với trẻ mắc COVID-19?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: - Phụ huynh nên dự phòng máy đo nồng độ oxy trong máu – SpO2 để đo thường xuyên cho con/em và cho chính mình. Theo dõi thường xuyên nhịp thở của bé để biết nguy cơ bệnh nhi có chuyển nặng hay không. Nếu bé F0 nhưng vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường, nhịp thở không nhanh thì không có gì phải lo lắng. Trường hợp này còn đỡ đáng ngại hơn trẻ mắc sốt xuất huyết và sốt siêu vi. Nhiều khi trẻ mắc sốt xuất huyết và sốt siêu vi còn diễn biến xấu nhanh hơn và đáng ngại hơn.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo phụ huynh nên dự phòng máy đo nồng độ oxy trong máu – SpO2 để đo thường xuyên cho con/em và cho chính mình

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo phụ huynh nên dự phòng máy đo nồng độ oxy trong máu – SpO2 để đo thường xuyên cho con/em và cho chính mình

*Thưa bác sĩ, liệu phụ huynh có cần huấn luyện cho trẻ cách thở sâu?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: - Không cần, vì trẻ vẫn còn nhỏ quá, có nhiều bé mới chỉ 1 tuổi hoặc 1 tuổi rưỡi, 2 tuổi thì rất khó để hướng dẫn trẻ tập thở sâu. Thêm nữa, những bài tập này chỉ có tác dụng với F0 người lớn hoặc các trẻ đã đủ lớn. Do người lớn hay lo sợ nên khi mắc bệnh thường bị áp lực tâm lý dẫn tới nặng hơn, khó thở, diễn tiến xấu. Trẻ em vô tư còn bé không lo lắng gì, với các bé F0 thì trải qua COVID-19 cũng là một lần ốm như bao bệnh khác mà thôi. Vì thế, nguy cơ chuyển nặng hầu như không có.

*Theo dõi nhiều gia đình có trẻ đang mắc COVID-19 tại các tỉnh phía Bắc thì thấy các bé bị sốt cao đến 39 độ và kéo dài mấy ngày liên tiếp không hạ. Như vậy có phải là nguy cơ không và phải làm gì với các trẻ này, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: - Cho dù sốt 39 độ, trẻ vẫn sẽ hạ sốt và hết bệnh nhanh hơn người lớn. Sốt cao chỉ là một biểu hiện của hệ miễn dịch trong cơ thể bé đang hoạt động, chống lại bệnh tật, không phải nguy cơ. Theo dõi tình hình dịch bệnh ở TP.HCM đợt cao trào đỉnh dịch cũng ít trẻ sốt hơn 3-4 ngày. Hầu hết các bé đều chỉ ở trong giai đoạn cao trào của bệnh từ 5-7 ngày là khỏi. Sau thời gian này, các bé sẽ âm tính.

*Thưa bác sĩ, nếu sau khi sốt cao 3-4 ngày, trẻ hạ sốt nhưng lại chuyển ho thì có phải là diễn biến của COVID-19 trở nên nặng hơn không?

TP.HCM đã trải qua giai đoạn đỉnh dịch với nhiều gia đình có F0 cách ly, điều trị tại nhà

TP.HCM đã trải qua giai đoạn đỉnh dịch với nhiều gia đình có F0 cách ly, điều trị tại nhà

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: - Với trẻ mắc COVID-19 thì chuyển ho cũng là bình thường, không phải dấu hiệu nặng hơn. Với thời tiết của các tỉnh phía Bắc hiện tại thì việc sốt cao hoặc thêm dấu hiệu ho cũng có thể còn là biểu hiện của bệnh lý khác, trẻ có thể viêm mũi họng do thời tiết lạnh. Trẻ F0 sốt cao quá 3-4 ngày có thể bị mắc thêm sốt xuất huyết, phụ huynh cần chú ý quan sát để phát hiện.

Với trẻ F0, chỉ có thể điều trị vào triệu chứng. Khi trẻ sốt, phụ huynh dùng khăn ấm lau người cho trẻ hạ nhiệt. Cho trẻ uống đủ nước, uống liên tục để bù nước. Khi trẻ ho thì cho uống thuốc ho, sử dụng các loại phổ thông có bán ngoài hiệu thuốc là được. Giữ ấm cho trẻ thường xuyên, không để trẻ nhiễm lạnh sẽ thêm các bệnh lý khác ngoài COVID-19.

Trẻ F0 chuyển nặng là vô cùng ít ỏi và chỉ rơi vào các trường hợp trẻ đã có bệnh lý nền thì mới đáng lo.

*Thưa bác sĩ, người lớn F0 thì còn có các loại thuốc đông y, nam dược để hỗ trợ cơ thể tăng đề kháng, vậy với trẻ nhỏ F0 thì sao?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh và các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cứu sống bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue nặng, suy đa cơ quan

Bác sĩ Trương Hữu Khanh và các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cứu sống bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue nặng, suy đa cơ quan

*Thưa bác sĩ, các bệnh nhi F0 có cần một chế độ ăn uống bồi bổ đặc biệt? Hoặc ngược lại, có cần kiêng món gì, bớt món gì để dạ dày không bị ảnh hưởng?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: - Trẻ F0 cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kiêng bất cứ món gì, không giảm chế độ ăn của trẻ, cũng không tăng hơn mức mà trẻ có thể nạp được. Nếu đang sốt, đương nhiên bé không ăn được nhiều, có thể chia thành từng bữa nhỏ, ăn theo nhu cầu của trẻ, không ép. Tóm lại là phụ huynh quan sát nếu trẻ ăn uống như bình thường, chơi, ngủ bình thường, không thở gấp thì không cần nhập viện. Sau vài ngày các triệu chứng sẽ hết.

Với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, chắc chắn phải đối mặt với số ca F0 rất lớn. Hãy yên tâm, bắt buộc địa phương nào cũng đều phải trải qua giai đoạn “đỉnh dịch” rồi mới xuống từ từ được.

*Xin cảm ơn bác sĩ!

Cách nào để Hà Nội không lặp lại kịch bản đỉnh dịch đau thương của TP.HCM?

21/01/2022