Bất chấp những tuyên bố hùng hồn của các chiến lược gia quân sự Mỹ, tình hình lực lượng không quân Mỹ dường như ảm đạm hơn nhiều khi các tướng lĩnh không quân cho rằng, sự kết hợp giữa F-35 và F-22 sẽ khiến quân đội Mỹ có một lợi thế đường không thống trị toàn cầu, nhưng trang Military Watch Magazine đăng tải bài viết, cho thấy những trở ngại không đơn giản của siêu tiêm kích này.
Những phân tích về tính năng kỹ chiến thuật của Raptor cho thấy, trong nhiều lĩnh vực F-22 nhanh chóng bị lão hóa nếu so với những thế hệ tiếp theo của máy bay chiến đấu hạng nặng hiện đang được đưa vào khai thác sử dụng với những tính năng kỹ chiến thuật rất mạnh. Khả năng chiếm ưu thế trên không vượt trội của máy bay Mỹ, do F-22 đảm nhiệm không còn chắc chắn nữa.
Đến thời điểm này, những tính năng kỹ chiến thuật của F-22 đang bị các máy bay thế hệ mới do Liên hiệp chế tạo máy bay Nga “Russia's United Aircraft Corporation và các tập đoàn hàng không lớn Trung Quốc như Thành Đô và Thẩm Dương vượt lên, đánh bại ưu thế vượt trội của F-22. Lợi thế của Raptor không còn rõ ràng trong môi trường tác chiến trên không khi các đối thủ tiềm năng của Mỹ cho ra đời những phương tiện tác chiến ưu việt hơn.
Hệ thống điện tử F-22 Raptor có thời gian phát triển rất lâu trước khi đưa vào hoạt động từ tháng 12.2005. Nguyên nhân chủ yếu là chương trình phát triển máy bay chiến đấu kéo dài quá lâu, mất 24 năm và hơn một thập kỷ chỉ để đi từ thiết kế đến sản xuất. Raptor được biên chế vào không quân Mỹ khi đang sử dụng cấu trúc máy tính được từ đầu những năm 1990, với tốc độ vi xử lý chỉ có 25MHz (rất chậm).
Phát triển và khai thác sử dụng phần mềm chuyên dụng gây trở ngại cho vấn đề nâng cấp, các đơn vị kỹ thuật gặp những khó khăn đặc biệt khi cố gắng trang bị cho F-22 các tên lửa không đối không tiên tiến tầm xa như AIM-120D và tầm gần AIM-9X. Điều này buộc Raptor phải sử dụng các loại vũ khí không đối không đã lão hóa lâu hơn nhiều so với dự định, không thể cạnh tranh được với những tên lửa không đối không thế hệ mới mà Nga và Trung Quốc trang bị cho các máy bay chiến đấu của mình.
Ví dụ, tên lửa không đối không tầm xa AIM-120C không thể cạnh tranh với tên lửa không đối không có tầm xa 150km và khả năng cơ động cao PL-15 của Trung Quốc, hoặc tên lửa không đối không tầm xa K-77 của Nga. Thậm chí cả các tên lửa không đối không cũ hơn được nâng cấp tầm bắn R-27, sản xuất ở Nga và Bắc Triều Tiên, cũng vượt trội hơn các tên lửa Mỹ. Đã có những loại tên lửa nâng cấp, có thể tích hợp với nhiều loại phương tiện bay, tính cơ động cao hơn và tầm bắn cũng xa hơn như tên lửa không đối không K-77 của Nga và PL-15 của Trung Quốc, mới được đưa vào biên chế cách đây không lâu.
Những phân tích khách quan cho thấy, khung sườn máy bay F-22 đã cũ nếu so sánh với các tiêu chuẩn máy bay thế hệ năm, thiết kế khung sườn Raptor còn trước cả thiết kế của máy bay chiến đấu thế hệ năm của Liên Xô MiG 1.44, bản thiết kế Raptor được phát triển vào giữa những năm 1980.
Ngay cả hệ thống điện tử Raptor cũng phải hoàn thiện từng bước với những cố gắng hết sức của nhà sản xuất và chi phí lớn. Cấu trúc tàng hình của máy bay chiến đấu và thiết kế khung sườn chỉ có thể có ý nghĩa nghiên cứu tham khảo, nếu có ý đồ và khả năng nghiên cứu, phát triển phương tiện bay thế hệ tiếp theo.
Nếu F-22 vẫn đang tiếp tục sản xuất, sẽ có nhiều điều kiện để hiện đại hóa các biến thể Raptor sau này, hơn thế nữa có khả năng nâng cấp các phiên bản cũ với những công nghệ mới nhất. Nhưng chính quyền Mỹ đã chấm dứt từ lâu quá trình sản xuất và không quân Mỹ không còn khả năng cải thiện chất lượng hạm đội F-22 Raptor mà chỉ có khả năng bảo trì, bảo dưỡng và thay thế.
Chính sách cắt giảm ngân sách quân sự gây tổn thất không thể cứu vãn cho quân đội Mỹ, đặc biệt là ngăn chặn tiềm năng phát triển của F-22 Raptor. Nhưng cấu trúc thiết kế của J-20 Trung Quốc và đặc biệt Su-57 Nga, chiếc máy bay đầu tiên được thực hiện chế độ Áp dụng thử từ năm 2017 và sau đó được đưa vào thử nghiệm chiến đấu trên chiến trường Syria tháng 2 năm 2018 không có trở ngại này. Cả hai máy bay chiến đấu được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến nhất, hệ thống máy tính, bộ vi xử lý và tên lửa mới nhất mà quốc gia có thể cung cấp. Nhưng các máy bay này được thiết lập để duy trì sản xuất trong một thời gian dài, có thể vài thập kỷ.
Tương tự, tiêm kích J-11 và Su-27 và những phiên bản nâng cấp trong các thế hệ tiếp theo vượt xa cả về số lượng và chất lượng máy bay chiến đấu của Mỹ. Kéo dài thời hạn sản xuất các tiêm kích thế hệ 5 tàng hình của 2 cường quốc quốc phòng này cho phép có nhiều thời gian hiện đại hóa năng lực tác chiến của các máy bay khi các công nghệ mới phát triển,
Cho đến thời điểm này, F-22 vẫn có thể là máy bay chiến đấu có ưu thế nhất trên thế giới, nhưng vấn đề mất vị thế này chỉ còn là thời gian. F-22 Raptor không thể duy trì ưu thế trên không vô thời hạn với Nga hay Trung Quốc, do các quốc gia này phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ năm thành công và có thể đưa vào khai thác sử dụng trong thời gian gần nhất. Đặc biệt Su-57 được thiết kế ngay từ đầu với mục tiêu kết hợp công nghệ thế hệ sáu.
Hạm đội Raptor Mỹ được phát triển với mục đích chiếm ưu thế trên không chỉ gặp bất lợi về chất lượng, mà còn thua sút về số lượng. F-22 được sản xuất chỉ đáp ứng 25% nhu cầu không chiến của không quân, Hải quân và Lính thủy đánh bộ không được sở hữu. Su-57 và J- 20 được thiết lập dây chuyền sản xuất để có thể xuất xưởng với số lượng tùy thuộc vào tình hình thế giới. Cho đến thời điểm này, phương Tây cho rằng Nga sẽ sản xuất hạn chế do tình trạng cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng thực tế chiến trường chưa cần thiết đến một lực lượng Su-57 khổng lồ, điện Kremlin cần khai thác hết tiềm lực của các thế hệ 4, được trang bị vũ khí và công nghệ của thế hệ 5 như Su-35 và thúc đẩy sự phát triển công nghệ qua quá trình sản xuất nhỏ giọt, khi Nga đã có nhiều khách hàng quan tâm đến Su-57 như Ấn Độ, vẫn đề sản xuất hàng loạt không phải là quá khó khăn.
Làm cho tình hình tồi tệ hơn, Mỹ là nước có tới hơn 800 căn cứ quân sự và có rất nhiều các đồng minh quốc tế mà Mỹ cam kết bảo vệ. Nga và Trung Quốc không có các cam kết như vậy. Quân đội Mỹ phải cạnh tranh quyền lực với với bốn cường quốc', được nêu lên trong Chiến lược Quốc phòng 2018 là Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran, tất cả các căn cứ quân sự nước ngoài, liền kề với các quốc gia này đều yêu cầu phải có F-22, điều đó khiến lực lượng Raptor bị dàn mỏng và khó có khả năng phản ứng với nguy cơ chiến tranh.
Như vậy, lực lượng máy bay tiên tiến nhất và có khả năng chiếm ưu thế trên không chỉ là một lực lượng nhỏ trong tổng số các máy bay của Mỹ. Đáp ứng với những mối đe dọa, Không quân buộc phải điều chuyển Raptors đến các điểm then chốt chỉ đến một phi đội 6 máy bay. Nhưng các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 và Su-57 chỉ tập trung vào những hướng chiến lược như Đông Âu và Đông Á, có lợi thế số lượng trong vài thập kỷ tới, khi số lượng máy bay được sản xuất đủ.
Những phát triển công nghệ quân sự và thực trang tình hình buộc Mỹ phải dành nguồn lực lớn phát triển máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 6, chuyên sâu không chiến và chiếm ưu thế trên không thay thế F-22. Hơn thế nữa, công nghiệp quốc phòng phải sản xuất loại máy bay với số lượng đủ lớn hai biến thể dành cho hải quân và không quân nhằm duy trì khả năng thống trị bầu trời của quân đội Mỹ.