Mấy ngày trở lại đây đã rõ, Trung Quốc quan tâm đến “Mistral”. Điều này đã được công bố trên trang “Want China Times”, “REGNUM” tuyên bố. Cũng theo phóng viên của “REGNUM”, chi phí cho lưu kho các tàu sân bay trực thăng đối với Pháp hiện này không hề rẻ. Bán cho nước thứ Ba không dễ. Trên tàu là trang thiết bị của Nga và chỉ tích hợp được với các chuẩn của nước Nga.
Theo tờ Đài Loan “Want China Times” dự báo, Mistral có thể phù hợp với học thuyết hải dương của “Thiên triều”. Theo thông báo của Hải quân Trung Quốc đăng trên Twitter.” Hóa ra Thượng Hải đang chờ đợi cuộc viễng thăm của liên đội tàu Pháp. Vào cảng là liên đội tàu trong đó có tàu đổ bộ lớp Mistral “Dixmude”. Hãng tin cũng cho rằng, người mua nặng ký nhất cuối cùng là Trung Quốc.
Ria. Novosti đã làm rõ thêm chi tiết: trên một trang blog của Hải quân Trung Quốc có nêu rõ, cụm tàu của Pháp đến thăm Thượng Hải bao gồm có tàu “Dixmude” lớp Mistral và tàu “Acoint” — frigate lớp Lafayette. Báo Đài Loan “Want China Times” nhận xét: lần đầu tiên tàu đổ bộ lớp “Mistral” ghé thăm cảng Trung Quốc.
Cách đây không lâu, phó thủ tưởng Dmitry Rogozin tuyên bố trên tờ
“Vzgliad”: Paris không thể bán được các tàu Mistral, vốn được đóng dành cho Nga mà không có sự đồng ý của Kremlin. Người Pháp đã được thông báo về điều này.
Isabelle Lasserre , quan sát viên của báo Pháp «Le Figaro» phát biểu và được trích dẫn trên đài “Sputnhik”: Số phận hai con tàu Mistral đã trở thành một vụ đánh đố thực sự.”
Lasserre lưu ý rằng: các nhà chức trách Pháp đã bàn luận về giải pháp đánh chìm tàu “Mistral”, được hiểu là tháo giỡ tàu đổ bộ trực thăng hoặc đánh chìm trên biển lớn. Một điều thú vị là đánh chìm tàu Mistral – giải pháp rẻ nhất để thoát khỏi hai con tàu có số phận xui xẻo này, nhưng phương án này Isabelle Lasserre cho rằng là điên rồ nhất và gây sốc thật sự. Cũng theo Isabelle Lasserre, phương án có thể chấp nhận được là tìm cho Mistral một khách hàng mới, theo bà, các khách hàng tiềm năng có thể là Canada và Ai Cập.
Radio "Sputnik" trích dẫn ý kiến một thành viên thuộc Hội đồng chuyên gia của Ủy ban công nghiệp quốc phòng Victor Murakhovski. Ông cho rằng các thông tin từ báo chí Pháp gây nghi ngờ về một phương thức tạo áp lực gây sốc mới.
“Tôi không hề biết trên thế giới có trường hợp nào do hợp đồng đóng tàu bị hủy, tàu không đến được với nước khách hàng lại bị cưa làm sắt vụn hoặc đánh chìm. Đơn giản hơn là nỗ lực thực hiện hợp đồng ở các nước khác. Tôi cho rằng báo chí Pháp đang gây sốc với người dân để lôi kéo sự chú ý lá cải, không hơn” hoặc cũng có thể là một cách chèo kéo Moscow hoặc kéo dài thời gian thanh toán hủy hợp đồng để chờ một tuyên bố “lùi một bước” từ phúa Nga. Ông cũng nhận xét, tìm cho được một nước có thể trả hơn 1 tỷ rưỡi EURO cho 2 con tàu khổng lồ, được đóng theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn của Nga là chuyện hoàn toàn không đơn giản.
Nhưng ba ngày liên tiếp gần đây, truyền thông thế giới tràn đầy tin đồn về khả năng Trung Quốc sẽ mua Mistrals. Hơn nữa, báo Đài Loan “Want China Times” cũng giải thích về mục đích mà Bắc Kinh muốn có những tàu đổ bộ trực thăng của Pháp. Theo Utro.ru, Trung Quốc có kế hoạch phát triển tàu đổ bộ trực thăng hạng nặng, những chiếc Mistral đổ bộ trực thăng dành cho Nga có thể là nguyên mẫu để Trung Quốc copy những tàu đổ bộ của riêng mình.
Rõ ràng, ý kiến này đã gần sát hơn với sự thật, nhưng ngài Hollande có thể không vui mừng quá sớm: Trung Quốc đã khôn ngoan ra giá cho các "Mistral" một số tiền thật sự vô lý – tương đương như giá mua phế liệu. Một điều thực tế, số tiền đó không thể nào đủ cho Paris trả nợ và tiền phạt từ Moscow. Các chuyên gia Nga đã nổi cáu và họ quyết dồn ngài Hollande đến mức tổn thất lớn nhất.
Các chuyên gia Pháp nghĩ gì về chủ đề Trung Quốc mua Mistral?
13.05, trên website của đài “Svoboda – Tự do” đăng bài của N. Kanev, phỏng vấn trực tuyến với một chuyên gia về Nga tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) Tatiana Kastueva Jean. Tatiana cho rằng, những thông tin như đã đăng trên báo Đài Loan không hơn là tin vịt. “ Đây là một chủ đề mà theo đó có rất nhiều tin đồn cũng như các câu chuyện cuốn theo chiều gió – chuyên gia nhận định – sự từ chối không chuyển giao Mistral của Pháp cho Nga – thực sự là một câu đố hóc búa khó có lời giải: cả về chính trị, kinh tế và luật pháp. Mistrals trở thành một cái vali nặng không có tay xách: không thể mang đi được, nhưng vất đi thì tiếc quá. Trên phương diện pháp lý: câu đố không có lời giải do các tàu này được thiết kế theo chuẩn nước Nga. Cách đây không lâu chính ông Dmitry Rogozin đã nói: Pháp không có quyền bán Mistrals nếu không có sự đồng ý của Nga. Câu đố hóc búa về kỹ thuật: Các tàu được đóng theo chuẩn Nga – dành cho vùng nước lạnh. Câu đố quái quỷ về kinh tế: giữ tàu lại thì phải chi tiêu với một cái giá quá đắt đỏ nhưng lại không dùng vào việc gì. Hai con tàu chiếm một khoảng không gian rất lớn ở cầu tàu, đó là món tiền lớn cộng với các phụ phí khác. Một vấn đề đau đầu khác thuộc lĩnh vực quốc phòng – bán cho ai?Những khách hàng tiềm năng nào có thể muốn mua những Mistrals này và có thể mua được? Tất nhiên, nếu Trung Quốc muốn mua Mistrals, họ sẽ sử dụng nó như những nguyên mẫu để đóng các tàu của mình, tất nhiên là không có lisence, và số phận đẳng cấp danh tiêng của Mistral sẽ không hơn các sản phẩm nhái của Trung Quốc. Hơn thế nữa, một câu hỏi mang tính chính trị, làm thế nào để không gây sự với nước Nga, rõ ràng Mistrals không thể chuyển giao cho Moscow vì vấn đề Ukraine, ngược lại không có đường lùi nữa, ngoại trừ chính quyền ông V.Putin muốn lùi, nhưng xét tất cả những tuyên bố của người đứng đầu điện Kremlin và phát biểu của các chuyên gia quân sự Nga thì họ không quan tâm lắm ngoài…tiền.
Ở Pháp, những quan điểm về vấn đề chuyển giao hay không chuyển giao cho Nga Mistrals cực đoan hơn. Tatiana Kastueva Jean nhận xét. Đã có những cuộc mít tinh ủng hộ và không ủng hộ việc chuyển giao. Trong lĩnh vực kinh tế và quân sự đã thể hiện một quan điểm rất rõ ràng: các tàu Mistrals phải được chuyển giao cho khách hàng. Thường xuyên có những ý kiến rằng, nếu Mistrals không được giao cho Nga, vị thế của Pháp như một nhà cung cấp vũ khí lớn sẽ bị lung lay. Nhưng hợp đồng bán các máy bay Rafales cho Ai Cập cho thấy, những ý kiến này không đúng với thực tế, vấn đề còn lại đơn thuần chỉ là tổn thất kinh tế.
Cũng theo Tatiana Jean, tình huống với Mistrals khó có thể thay đổi trong vòng vài tháng tới.
Những ý kiến của người Nga có vẻ không làm Paris thích thú: nhà phân tích quân sự nghiệp dư Sergei Ovchinnikov trên trang Cont.ws viết: “ nước Nga cần gì những cái “phà khổng lồ” chỉ hoạt động được ở vùng nước ấm?” và giải thích: “ khởi điểm ban đầu, những chiếc Mistrals chỉ được sử dụng để bảo vệ công trình xây dựng – kênh đào Nicaragua.”
Nhưng có thật sự Mistrals chỉ có thể hoạt động ở vùng nước ấm? Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov nói: Tuyên bố "Mistral", mà Pháp đang đóng cho Nga, không thích nghi để hoạt động trong các vùng nước lạnh là tin gây thất thiệt và hoang mang. Ông đã phát biểu vào tháng 06.2013: “Tàu có thể làm việc ở vùng nước lạnh Bắc cực, đã có nhiều suy đoán về nhiên liệu, động cơ, vật tư đi cùng .v.v…Tất cả các đặc điểm về yêu cầu kỹ thuật tàu đáp ứng đúng điều kiện tác chiến của Hải quân Nga. Sử dụng như thế nào trong tác chiến – đó là lĩnh vực riêng của Bộ tư lệnh Hải quân Nga.”Ông nói.
Một bài viết từ một tờ báo lớn của Pháp “Le Nouvel Observateur” (10.2014). Bài viết bình luận những khả năng tương lai của Mistrals. Ai sẽ mua những con tàu đổ bộ trực thăng dành cho Nga? Theo tờ báo này, khách hàng tiềm năng có thể là NATO và EU. Tệ hại hơn là: những chiếc tàu này được đóng dành cho vùng nước lạnh. Như vậy Ấn Độ và Brazil – khách hàng lớn và rất tích cực mua sắm trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự sẽ không thể mua những tàu này.
Cuối cùng, thế giới thấy rõ rằng: NATO và EU hoàn toàn không có ý định nào với Mistrals, các nước châu Á cũng vậy, còn lại một tin đồn cuối cũng, tàu Mistrals có thể về tay Trung Quốc. Với những trang thiết bị, các bộ phận của Nga, chữ viết và ký hiệu Nga trên tàu đối với Trung Quốc không phải là vấn đề. Copy sản phẩm vốn từ lâu đã là chiến lược phát triển Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc, và bây giờ, một dòng sản phẩm danh tiếng tự thân dẫn đến Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh quá khó khăn này, bán rẻ còn hơn đánh chìm, người Trung Quốc rất thực dụng trong mọi vấn đề kinh tế, địa chính trị, quân sự quốc phòng và hiểu biết sâu sắc về lợi thế kinh doanh. Do đó, nếu mua trên tinh thần hữu nghị với chính quyền Pháp, Bắc Kinh sẽ mua với giá siêu rẻ hoặc đổi lại, Bắc Kinh sẽ có một lợi thế nhất định ở một lĩnh vực nào đó.
Đây cũng là cọng rơm cuối cùng mà tổng thống Francois Hollande có thể bám vào để bảo đảm cho tương lai chính trị của ông không biến thành cái bia chỉ trích với tên gọi “bù nhìn Mỹ”. Dù sao thì trong mọi cái xấu, Paris có thể chọn cái ít tệ nhất, còn hơn phải dìm Mistrals và dìm luôn cả danh tiếng Mistral xuống biển sâu. Việc còn lại chỉ là đàm phán với Putin sao cho với một giá nào đó, Moscow sẽ cấp quyền cho Paris bán tầu, đó cũng là bản điều kiện trả tiền mà người Pháp gửi cho điện Kremlin theo bài viết đã đăng trên: sputnhik.vn
Dường như phương Tây, đứng đầu là Mỹ đang nhiệt tình ủng hộ quá trình phát triển tư duy quyền lực của Trung Quốc. Một câu hỏi tất yếu đặt ra: Bắc Kinh cần Mistral để làm gì – vốn có câu trả lời – để copy nguyên mẫu. Nhưng đó vẫn là câu trả lời không đầy đủ.
Thứ nhất: Trung Quốc đang đẩy hết tốc lực quá trình xây dựng các đảo nhân tạo với một mục đích hoàn toàn không dấu diếm: khống chế và thực hiện đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên hầu hết diện tích biển Đông, mục tiêu trước mắt hướng tới là hình thành vùng nhận dạng phòng không ADIZ cùng với cơ chế kiểm soát ngặt nghèo, sẵn sàng xung đột của các lực lượng vũ tranh dưới chiếc áo “lực lượng thực thi pháp luật và lực lượng tàu cá”, sự hiển diện của các tàu đổ bộ lớp Mistral là một công cụ đe dọa “chiến tranh không chủ ý – chiến tranh hạn chế” thực sự nguy hiểm đối với tất cả các quốc gia ven biển Đông.
Kết hợp với những đảo nhân tạo có đường băng quân sự, tàu đổ bộ lớp Mistral mang theo 4 sà lan đổ quân CTM, 2 tàu đệm không khí (LCAC), 59 xe (bao gồm cả 13 xe tăng Leclerc) hoặc 1 tiểu đoàn 40 xe tăng Leclerc hạng nặng, - Thủy thủ đoàn: 160 người, biên chế lính thủy đánh bộ: 450 người ( có thể lên 900 trong thời gian ngắn), 16 trực thăng hạng nặng và tới 35 trực thăng hạng nhẹ. Bài toàn về tập trung lực lượng tác chiến chủ lực nhằm đánh chiếm các đảo, quần đảo trong tình hình xung đột ngắn cường độ cao đã được giải quyết nhanh chóng, không cần phải đợi đến khi có được những tàu đổ bộ lớn hơn hoặc đóng đủ cơ số tàu sân bay.
Thứ hai: những chiến hạm – tàu sân bay đổ bộ trực thăng, có mục đích chủ yếu là chống lại các nước nhỏ có thể nói, là chìa khóa mở ra cánh cửa bá quyền, công cụ hoàn hảo để giải quyết bằng sức mạnh vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Một cụm tàu chủ lực với Mistral làm kỳ hạm không đơn thuần chỉ là “con rồng ác Biển Đông” mà có thể tiến xa hơn nữa vào Ấn Độ Dương, hiện thực hóa “ con đường tơ lụa” của cả hai môi trường tác chiến Không - Hải - Đất liền hoặc Không - Hải – Đảo, hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc trong các hoạt động đầu tư, phát triển hạ tầng, khai thác tài nguyên khoáng sản khu vực Trung Đông và châu Phi và những hoạt động phi chính thức khác.
Có thể thấy rất rõ, với Trung Quốc, Mistrals là một cơ hội hiếm có mà phương Tây nói chung, Pháp nói riêng trong xung đột Đông Tây đã dành cho Bắc Kinh để giải quyết ổn thỏa vấn đề phát triển lực lượng đổ bộ viễn chinh trên biển. Đó có thể là một mong muốn thực sự của “thiên triều”. Vấn đề tồn đọng duy nhất – liệu Mỹ có can thiệp vào việc này hay không lại là một câu hỏi còn bỏ ngỏ?
Theo: QPAN