19. Luigi's Mansion 3
Ảnh: Cnet |
Giống như những người tiền nhiệm, Luigi's Mansion 3 được lấy cảm hứng từ những tác phẩm kinh dị như series Resident Evil, thể hiện rõ nét qua các câu đố và khám phá. Thậm chí game còn không ngần ngại đặt 1 easter egg về Resident Evil 2 ngay từ những phút đầu trong trò chơi với nhiệm vụ bắt Luigi phải thu thập các chìa khóa đặt tên theo các loại bài tương ứng. Ngoài ra, Luigi's Mansion 3 cũng có một số easter egg liên quan đến các phim kinh dị như It, The Shining, The Ring, Poltergeist... Vì vậy, mặc dù trò chơi về cơ bản không đáng sợ, nhưng nó vẫn hứa hẹn sẽ làm hài lòng những người hâm mộ thể loại phim kinh dị truyền thống. Trong quá trình chơi game, người chơi sẽ phải đối mặt với vô số điều kỳ lạ, bí ẩn xen lẫn chút vui nhộn, hài hước.
Cốt truyện của trò chơi theo chân Luigi trong việc cứu những người bạn của mình bị mắc kẹt trong một khách sạn ma ám. Sam Luigi trong phần này có nhiều câu thoại và biểu cảm hơn các game khác liên quan đến Super Mario, vì vậy người chơi có thể đồng cảm và gắn bó với nhân vật này trong suốt trò chơi. Ngoài ra, cốt truyện của trò chơi cũng liên quan đến các phần chơi trước, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với những người hâm mộ lâu năm của toàn bộ series. Trong cuộc phiêu lưu mới nhất của mình, Luigi còn có thêm 1 người bạn đồng hành, thông qua chế độ co-op cho phép 2 người chơi trải nghiệm cốt truyện. Mặc dù các tựa game của Nitendo đôi khi thường gây ra thất vọng mỗi khi nhắc đến trải nghiệm game 2 người chơi. Một trong những ví dụ điển hình là trò chơi Pokemon Let's Go, coi người chơi còn lại chỉ là vai phụ. May mắn thay, Luigi's Mansion 3 đã không đi vào vết xe đổ đó, hứa hẹn mang đến cho người chơi 1 trong những trải nghiệm co-op tuyệt vời nhất.
Trong Luigi's Mansion 3, người chơi thứ hai sẽ đóng vai Gooigi. Nhân vật này là một mảnh ghép quan trọng giải được nhiều câu đố trong game. Thậm chí tựa game này còn có những khu vực chỉ Gooigi mới được vào. Gooigi cũng có cơ chế chiến đấu cùng với các nhiệm vụ khác, đôi khi người chơi Luigi phải đợi Gooigi kết thúc màn chơi rồi mới có thể tiếp tục khám phá căn phòng khác. Ngoài ra, Gooigi cũng có những điểm yếu riêng như không thể chạm vào nhân vật này và sẽ bốc hơi khi tiếp xúc với nước. Gooigi còn có khả năng sử dụng Poltergust trong chiến đấu, chưa kể đến item Dark Light Bulb và vô số năng lực khác. Người chơi solo có thể tự do chuyển đổi giữa Luigi và Gooigi, nhưng chế độ co-op sẽ khiến Luigi's Mansion 3 thú vị hơn nhiều.
Điểm mạnh của game cũng tập trung vào việc khám phá mọi ngóc ngách của khách sạn ma ám. Về môi trường, các cấp độ trong Luigi's Mansion 3 cho người chơi nhiều cơ hội tương tác với môi trường hơn các game trước. Điều này cũng góp phần tạo nên một lối chơi thú vị đầy những ngóc ngách để khám phá.
Sau khoảng 5-8 giờ trải nghiệm trong game, những lý do để người chơi quay trở lại các cấp độ trước đó bắt đầu xuất hiện, mục tiêu của nhà làm game đơn giản là kéo dài thời gian trải nghiệm một cách lê thê. Thời gian cần thiết để trải nghiệm hoàn toàn cốt truyện của Luigi's Mansion 3 là hơn 10 giờ. Nhưng nếu không cần lặp lại các màn chơi trước, tổng thời lượng trải nghiệm game có thể giảm đi hai giờ. Trong trường hợp có bất kì nội dung hấp dẫn hơn hoặc màn chơi mới để lấp đầy 2 tiếng đó thì có lẽ mọi chuyện đã khác, đáng buồn là các màn chơi về sau chỉ được thêm vào với mục đích kéo dài thời gian chơi.
Ngoài cốt truyện chính, người chơi Luigi's Mansion 3 còn có thể trải nghiệm các chế độ khác như ScreamPark và ScareScraper. Chế độ ScreamPark có ba trò chơi nhỏ với tối đa tám người chơi giúp bạn có thể trải nghiệm cùng với gia đình và bạn bè. Chế độ này khá hay và thú vị, đặc biệt là thu thập tiền xu trong bể bơi nhưng chúng khá lặp đi lặp lại và không có giá trị lâu dài.
Chế độ ScareScraper hấp dẫn hơn một chút vì nó yêu cầu người chơi khám phá một tòa tháp bị ma ám với những người khác, với nhiều mục tiêu khác nhau như giải cứu lũ cóc hoặc thu thập một số lượng ma nhất định. Mặc dù được đánh giá với lối chơi lặp đi lặp lại vào giai đoạn cuối của game, Luigi's Mansion 3 vẫn là một tựa game nên trải nghiệm đối với các game thủ sở hữu Nintendo Switch đang muốn tìm kiếm một game co-op có thể chơi với bạn bè và người thân.
20. Super Smash Bros
Ảnh: Cnet |
Nói đến thể loại đối kháng, Super Smash Bros là một thương hiệu khổng lồ ở thị trường thế giới mà không mấy game thủ ở Việt Nam biết tới. Các phiên bản của tựa game này luôn được các fan cứng tìm hiểu và gắn bó dài lâu, dần dần đưa nó vào hàng ngũ các tựa game thi đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp, ngang hàng với Street Fighter, Mortal Kombat…
Bản thân trò chơi hầu như không có combo như các game đối kháng khác, nhưng nó vẫn quyến rũ theo một cách rất đặc biệt nhờ kho vũ khí cực đồ sộ, với cơ chế ngoại cảnh có thể tác động vào diễn biến trận đấu mà những game khác không sở hữu. Ngoài việc vượt chướng ngại vật có trong game đối kháng, kỹ năng chiến đấu của bạn không phải là thứ quyết định toàn bộ trò chơi, mà là kỹ năng quan sát, thích ứng với môi trường xung quanh. Điều này mở ra cho Super Smash Bros một sức hút riêng biệt so với các thương hiệu cạnh tranh khác. Nếu trong Street Fighter hay Mortal Kombat, kẻ mạnh luôn là kẻ chiến thắng thì trong Super Smash Bros điều không hoàn toàn chính xác khi kẻ yếu có thể dùng thủ đoạn, mưu mẹo để chống lại sức mạnh áp đảo!
Thay vì sử dụng các chuỗi combo như các tựa game đối kháng khác, trò chơi áp dụng cơ chế chiến đấu chỉ gồm các đòn tấn công đơn giản bao gồm đấm, nắm, ném và kết thúc kết hợp bay nhảy với kho vũ khí khổng lồ rải rác khắp sàn đấu. Mỗi đấu sĩ sẽ không có bất kỳ cây máu nào mà nhiệm vụ là dùng vũ khí và các loại đòn đánh để gây choáng đối thủ. Khi tỷ lệ choáng cao, người chơi sử dụng chiêu cuối để hất tung đối thủ ra khỏi võ đài.
Ta có thể thấy được Super Smash Bros là một trò chơi không có yếu tố bạo lực thay vào đó, nó nâng cao tinh thần chiến đấu, thượng võ của người chơi. Điểm đặc biệt hơn cả và cũng là yếu tố khiến tựa game này thành công suốt hàng chục năm qua chính là kho nhân vật Super Smash Bros được lấy từ chính các dòng game của Nintendo như Mario, Pokemon, Pacman… Có lẽ cũng vì vậy mà tựa game đã thu hút được rất nhiều người chơi từ các trò chơi sở hữu những nhân vật đó.
Thêm nữa, vì Super Smash Bros được thiết kế với mục đích eSport chuyên nghiệp, nên chất lượng đường truyền mạng của game đã được Nintendo bảo đảm. Ngay cả game thủ Việt cũng có thể so đấu với game thủ toàn cầu rất mượt mà.
Tựu chung lại, với lối chơi rất đặc trưng, cộng đồng lớn, hỗ trợ trực tuyến và cập nhật tốt, đồ họa đẹp, chuẩn 60fps, hỗ trợ nhiều người chơi... Super Smash Bros thực sự là một game đối kháng không có gì để chê. Đây là một trong những tựa game phải trải nghiệm nếu bạn đang sở hữu hệ máy của Nintendo.
Dịch tổng hợp: Gamesradar, Cnet, Tech Radar