Tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis (CVN 74). Ảnh minh họa Business Ínider |
Trang Business Insider nhận xét rằng, sau chiến tranh Việt Nam, những tàu sân bay khồng lồ đã dần dần biến thành một biểu tượng siêu phàm, đến mức người Mỹ cảm giác thật khủng khiếp nếu bị tổn thất. Tàu sân bay đã trở thành huyền thoại về sức mạnh quân đội Mỹ đến mức, trong một tình huống khủng hoảng, câu hỏi đầu tiên mà một tổng thống đặt ra là: Tàu sân bay đang ở đâu? Có chiếc nào ở gần đó không?
Những chiếc tàu sân bay khổng lồ lớp Nimitz có chiều cao trên mặt nước đến 130 feet (khoảng 40 mét), chiều dài đạt đến 1,000 feet (300 mét), lượng giãn nước xấp xỉ 100,000 tấn. Có nghĩa là đây không phải là chiến hạm, mà là một thành phố - sân bay nổi.
Các tàu sân bay khổng lồ được lắp đặt động cơ nguyên tử, được biên chế gần 80 máy bay các loại, quân số đạt đến 5000 thủy thủ, lính thủy đánh bộ, phi công. Mỗi chiếc tàu sân bay có giá thành hơn 5 tỷ USD, số lượng máy bay trên boong có trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Trong một cuộc chiến tranh hiện đại, một tàu sân bay và cuộc sống của thủy thủ đoàn có thể trở thành vô giá đối với nước Mỹ.
Jerry Hendrix, cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, chuyên viên làm việc với chủ nhiệm tác chiến không quân hải quân phòng thủ tên lửa trong một cuộc hội thảo tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation talk) ngày 11.12.2019 đưa ra cảnh báo, các tàu sân bay có thể trở nên quá được tôn thờ để tham gia chiến đấu.
Ông nhận xét: " Các tàu sân bay Mỹ vượt qua giới hạn của một chiến hạm thông thường và trở thành biểu tượng được tôn thờ, thể hiện sức mạnh thống trị đại dương của siêu cường duy nhất".
Nếu Mỹ mua 1 chiếc tàu sân bay một năm, kinh phí dành cho tàu sân bay chiếm 80% ngân sách đóng các hạm tàu chiến đấu.
Nhưng chính vì vậy, kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga và Trung Quốc tập trung phát triển các loại vũ khí chống tàu sân bay, trong đó có những loại tên lửa, đặc biệt có khả năng dìm sức mạnh Mỹ xuống biển. Những tên lửa chống hạm hiện nay của Nga và Trung Quốc đều có khả năng tấn công tàu sân bay Mỹ trên khoảng cách, vượt xa phạm vi hoạt động của không quân hải quân trên tàu sân bay.
Tác giả bài viết trên Business Insider không thể hiểu được, trong điều kiện nào các tàu sân bay mới có thể phát huy sức mạnh không quân hải quân trong một cuộc chiến tranh thực sự với các cường quốc, trước mắt là Trung Quốc.
Các tàu sân bay thường có vai trò quan trọng, là kỳ hạm của cụm tàu sân bay tấn công cùng với nhiều chiến hạm khác như tàu ngầm, khu trục hạm mang tên lửa, không đoàn máy bay chiến đấu hải quân và các chiến hạm mặt nước khác.
Bryan Clarke, cựu trợ lý đặc biệt của tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Mỹ, trong cuộc hội thảo tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation talk) cho biết, trong tình huống tốt nhất, một cụm tàu sân bay tấn công có thể bắn hạ 450 tên lửa. Trung Quốc dễ dàng tập trung khoảng 600 tên lửa chống tàu hạng nặng trong một cuộc tấn công trên khoảng cách 1.000 dặm (1600 km) ngoài khơi cách bờ biển quốc gia.
Đến thời điểm này, không có một cuộc cách mạng phát triển vũ khí hoặc chiến thuật cho cụm tàu sân bay chiến đấu tấn công, Trung Quốc có thừa cơ hội đánh chìm biểu tượng siêu cường của hải quân Mỹ.
Tác giả bài viết nhấn mạnh rằng, chỉ cần mất một tàu sân bay, đây sẽ là một cú đánh khủng khiếp giây sốc hoàn toàn chính quyền và người dân Mỹ.
Chính vì nguyên nhân này và sự sợ hãi đánh mất biểu tượng sức mạnh Mỹ, điều có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền, các tổng thống Mỹ không bao giờ có đủ can đảm để đưa tàu sân bay vào những vùng nguy hiểm, có khả năng xung đột và đe dọa sự sống còn của hàng không mẫu hạm. Nhà Trắng sẽ bỏ qua tất cả những đề xuất và kiến nghị của các tướng lĩnh.
"Các tổng thống sẽ không dám mạo hiểm khi đưa các tàu sân bay vào khu vực chiến trường, có sự đe dọa trực tiếp và mạnh mẽ của kẻ thù," Hendrix nói. "Quân đội có thể đưa ra đề xuất đó trên cơ sở nhiệm vụ mà họ đã được giao", ông nói tiếp, "nhưng tổng thống sẽ không cảm thấy thoải mái khi mạo hiểm."
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quân đội Mỹ có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước dư luận. Mất một tàu sân bay trên biển khiến cho siêu cường duy nhất choáng váng, người dân chưa từng thấy và không thể tin được có sự hủy diệt như vậy trong một trận chiến kể từ sau chiến tranh Việt Nam.
"Vì sợ mất uy tín quốc gia hoặc thậm chí là quyền lực chính trị", các tổng thống Mỹ sẽ không muốn sử dụng các tàu sân bay trong một cuộc chiến tương đương, ông Hendrix nói. "Việc mất một tàu sân bay gây chấn động lớn đến tinh thần của quốc gia."
Các chuyên gia quân sự Mỹ kêu gọi chính quyền Mỹ, các tướng lĩnh Mỹ chấp nhận quan điểm, tàu sân bay Mỹ như một phương tiện chiến tranh và có thể bị đánh chìm, chứ không phải là biểu tượng siêu phàm “Kỳ lân huyền bí”.
Bryan McGrath, giám đốc điều hành và là người sáng lập The Ferry Bridge Group LLC, chuyên gia tư vấn hải quân, trong cuộc phỏng vấn đã phát biểu với Business Insider. Kẻ thù Mỹ sẽ suy nghĩ kỹ trước khi tiến công vào một tàu sân bay do đoán được đòn giáng trả. Trong thời chiến, Hải quân và người Mỹ sẽ vươn lên, tiếp tục chiến đấu mặc dù đã có các tàu sân bay bị đánh chìm trong quá khứ.
"Quyết định tấn công một tàu sân bay, chỉ là một khoảng cách rất nhỏ để triển khai vũ khí hạt nhân. Đây là quyết định mà một cường quốc nước ngoài sẽ tiến hành với sự thận trọng cao nhất", McGrath nói. "Quốc gia thù địch hiểu rằng, nếu họ nhằm mục tiêu là tàu sân bay, cơn thịnh nộ của bão lửa sẽ giáng trả."
Cho đến nay, cộng đồng chuyên gia vẫn tranh cãi dữ dội xung quanh hiệu quả thực tế của các tàu sân bay, nhưng Hải quân Mỹ tiếp tục sản xuất những chiến hạm – tàu sân bay khổng lồ và vô cùng đắt như một biểu tượng của nền kinh tế Mỹ.
Chỉ có một điều chắc chắn rằng, nếu quốc gia nào có thể tấn công tàu sân bay, quốc gia đó cũng có tiềm lực hạt nhân để cùng Mỹ tham gia vào chiến tranh hủy diệt thế giới.