Tesla mất dần động lực trên thị trường Trung Quốc, tại sao?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Để giành thị phần tại Trung Quốc, ở thời điểm hiện tại Tesla dường như không có cách nào khác ngoài giảm giá các mẫu sản phẩm của mình.

Ông chủ Tesla Elon Musk: "Chúng ta đã tự đào hố chôn mình với Cybertruck" (Ảnh: IThome)
Ông chủ Tesla Elon Musk: "Chúng ta đã tự đào hố chôn mình với Cybertruck" (Ảnh: IThome)

Ngày 19/10 vừa qua, Tesla công bố báo cáo tài chính quý 3 với doanh thu 23,35 tỉ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn kỳ vọng; lợi nhuận ròng là 1,853 tỉ USD, giảm 43,7%, biên lợi nhuận gộp giảm xuống đến 17,9% ở mức thấp mới.

Giá cổ phiếu của Tesla vào cùng ngày hôm đó giảm mạnh 9% khiến cho giá trị tài sản ròng của CEO Elon Musk giảm 16 tỉ USD.

Nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng của Tesla chậm lại và lợi nhuận gộp cũng như lợi nhuận ròng sụt giảm là điều mà Musk đã nhiều lần nêu ra: “Do không lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới, Tesla, với tư cách là một hãng xe ô tô, cần phải sử dụng mức giá rẻ hơn để kích thích người tiêu dùng mua mặt hàng không thiết yếu như ô tô”.

Bởi vậy, bắt đầu từ năm ngoái, Tesla đã bắt đầu tung ra chiến dịch giảm giá trên toàn thế giới, đồng thời cũng gây ra cuộc đua giảm giá tại thị trường Trung Quốc, từ xe chạy xăng cho đến các mẫu xe điện (EV).

Mặc dù doanh số bán hàng tổng thể tăng nhờ giá giảm, nhưng trong bối cảnh tốc độ thâm nhập thị trường EV đang tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của Tesla tại thị trường Trung Quốc là không rõ ràng. Năm nay, Tesla đã giảm giá các mẫu xe nhiều lần trong nhưng lượng bán ra chỉ tăng thêm được 19.000 chiếc.

Do thị trường Trung Quốc chiếm hơn 60% thị trường xe EV chở khách toàn cầu nên doanh số bán hàng của Tesla ở Trung Quốc là chưa hẳn thuyết phục.

Tesla dang mat dan thi phan o Trung Quoc.jpeg
Tesla đang bị mất dần thị phần ở Trung Quốc (Ảnh: Sohu).

Bước lùi trong cuộc chiến giá cả

Đầu năm nay, kể từ khi Tesla khởi xướng cuộc chiến giảm giá, các hãng xe Trung Quốc cũng có động thái tương tự. So với việc giảm giá đơn thuần của Tesla, các hãng xe trong nước thậm chí còn áp dụng nhiều biện pháp hơn.

Một trong số các biện pháp là thay thế trực tiếp và giảm giá. Ví dụ, giá của mẫu Leap C01 bản 2022 vẫn ở mức hơn 200.000 NDT, trong khi giá khởi điểm của mẫu 2023 đã giảm trực tiếp xuống dưới 150.000 NDT sau khi ra mắt, và phiên bản cao cấp nhất chỉ có giá 228.000 NDT. Chưa đầy nửa năm, Leap một lần nữa điều chỉnh giá một số mẫu C11 và C01 của mình, với mức giảm giá tối đa là 20.000 NDT.

Cũng có những công ty trực tiếp giảm giá và giảm giá trá hình, chẳng hạn như Zeekr 001 giảm giá tối đa 37.000 NDT, NIO giảm giá 30.000 NDT tất cả các dòng xe nhưng lại hủy quyền đổi pin miễn phí.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc, doanh số cộng dồn của các mẫu xe thuần điện từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay là 3,501 triệu chiếc, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước; doanh số cộng dồn của các mẫu xe PHEV (plug-in hybrid electric vehicle) là 1,687 triệu chiếc, tăng 84,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trên thực tế, với việc nguồn cung của cả hai không cân đối, tốc độ tăng trưởng của các mẫu xe PHEV đã vượt xa xe điện thuần túy trong nhiều tháng. Điều này cũng có nghĩa là khi các thiết bị sạc cơ bản và công nghệ sạc nhanh chưa hoàn hảo, PHEV có thể trở thành động lực chính cho sự phát triển liên tục của xe điện trong thời gian dài.

Trên thị trường EV giá 200.000 NDT mà Tesla chiếm lĩnh, các mẫu xe PHEV được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Ví dụ, Leap C01 cũng tung ra phiên bản PHEV vào tháng 9, với giá khởi điểm giảm thêm 4.000 NDT. Leap C11 cũng bổ sung thêm 3 mẫu PHEV mới; Deep Blue SL03/S7 , Nezha S… cũng sử dụng mẫu PHEV làm sản phẩm chính và giá giảm xuống còn khoảng 150.000 NDT.

Về lượng giao hàng, trong tháng 9, Deep Blue đã vượt 17.000 xe, Leap cũng đạt 15.000 xe. Đồng thời, BYD Seal, vốn được mệnh danh là "sát thủ Tesla" trong tháng 9, sau khi tung ra phiên bản DM-i, đã đột phá mốc “vạn xe”, đạt 14.427 chiếc.

Vào thời điểm các hãng xe Trung Quốc không ngừng nâng cao tính hiệu quả về giá, sự chậm chạp của Tesla trong việc chuyển đổi có thể làm lu mờ sự hiện diện của họ trên thị trường xe EV trong nước. Thêm nữa, xe tự lái (Full Self-Driving, FSD) dần suy yếu do chậm tiến vào Trung Quốc.

2.png
Mẫu Model Y của Tesla (Ảnh: Carscoop)

Tesla trở thành BYD thứ hai?

Và ngay cả khi xe FSD của Tesla thâm nhập thành công vào thị trường Trung Quốc, việc phổ biến nó sẽ phải đối mặt với thử thách đáng kể là môi trường giao thông nội địa phức tạp.

Model 3 và Model Y của Tesla được thừa nhận là những mẫu EV thành công nhất trên thế giới, sự xuất hiện của chúng từng khiến nhiều người cảm nhận được “khoảnh khắc Nokia” trong kỷ nguyên điện thoại di động.

Nhưng nếu so với iPhone, các sản phẩm của Tesla vẫn thiếu một số trải nghiệm vượt trội so với các đối thủ cùng thời.

Các mẫu xe của Tesla là sản phẩm dành cho thị trường toàn cầu. Từ góc độ ô tô, điểm khác biệt so với điện thoại di động là người tiêu dùng ít có điểm chung hơn. Người tiêu dùng có các kịch bản sử dụng ô tô khác nhau và có nhu cầu cá nhân hóa mạnh mẽ hơn, trong khi xe ô tô không thể cùng một sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi người như chiếc iPhone.

Theo thông điệp của Elon Musk trong một hội nghị điện thoại, Tesla sẽ tiếp tục giảm giá trong thời gian tới và có vẻ như đây là giải pháp duy nhất của Tesla ở thời điểm hiện tại.

Điều này cũng khiến Tesla dần thoát khỏi thuộc tính công nghệ của mình và trở thành một công ty sản xuất, ngày càng giống BYD thứ hai. Nhưng liệu thị trường Trung Quốc có cần thêm một BYD nữa không?

Theo Sohu