Súng đã nổ ở miền đông Ukraine, chính phủ và lực lượng ly khai đổ lỗi cho nhau

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo truyền thông Nga, ngày 17/2, quân chính phủ Ukraine đã bị tố cáo nã pháo vào các khu vực do lực lượng ly khai được chính phủ Nga ủng hộ kiểm soát ở miền đông Ukraine, phía Chính phủ Ukraine nói ngược lại.
Ngày 17/2, quân Chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền đông đã tố cáo lẫn nhau nã pháo trước, gây nên căng thẳng (Ảnh: QQ).
Ngày 17/2, quân Chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền đông đã tố cáo lẫn nhau nã pháo trước, gây nên căng thẳng (Ảnh: QQ).

Hành động của lực lượng chính phủ Ukraine đã bị cáo buộc vi phạm Thỏa thuận Minsk - hiệp định đình chiến ban đầu. Theo các tin liên quan, vào lúc 10h30 sáng, quân chính phủ Ukraine đã tấn công 4 nơi trong khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát, bắn đạn pháo và súng cối, số lần tấn công lên tới 5 lần. Phía lực lượng ly khai nói họ đã tiến hành bắn trả, chế áp các trận địa hỏa lực của quân Chính phủ Ukraine.

Tuy nhiên, sau đó quân đội Ukraine đã kiên quyết phủ nhận và cho rằng chính lực lượng vũ trang ly khai Miền đông Ukraine đã nã pháo vào quân đội Ukraine, Ukraine phản đối cáo buộc của giới truyền thông Nga.

Truyền thông Ukraine ngày 17/2 đưa tin, các lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo và súng cối vào một ngôi làng ở vùng Luhansk, miền đông Ukraine (do phía Chính phủ Ukraine kiểm soát) vào lúc 9h sáng giờ địa phương cùng ngày 17/2. Vụ tấn công đã làm hư hại các bức tường của trường mẫu giáo và làm bị thương ba giáo viên.

Hình ảnh được cho là nhà trẻ trong khu vực Chính phủ Ukraine kiểm soát bị trúng đạn pháo (Ảnh: Sina).

Hình ảnh được cho là nhà trẻ trong khu vực Chính phủ Ukraine kiểm soát bị trúng đạn pháo (Ảnh: Sina).

Các lực lượng vũ trang ly khai ở miền đông Ukraine cùng ngày đã phản ứng, nói tuyên bố của quân đội Ukraine về cái gọi là "trường mẫu giáo bị tấn công" là tin sai sự thật và công bố các bức ảnh, chỉ ra rằng kính của trường mẫu giáo còn nguyên vẹn và những quả bóng đá trên kệ nằm gọn gàng, nếu bị đạn pháo bắn trúng thì không thể có tình hình như vậy.

Một nguồn tin ngoại giao cho biết, các giám sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã ghi nhận nhiều vụ pháo kích xảy ra vào thứ Năm gần tuyến tiếp xúc giữa các lực lượng ly khai và quân chính phủ ở miền đông Ukraine.

Các khu vực bị tấn công là khu vực thuộc quyền kiểm soát của các nước “Cộng hòa Nhân dân Luhansk, LPR” và “Cộng hòa Nhân dân Donetsk, DPR) tự xưng. Ngay từ năm 2014, hai khu vực này lần lượt tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân.

Xung đột ở khu vực Miền đông Ukraine chủ yếu xảy ra sau năm 2014. Tổng thống Nga Putin luôn đối xử tích cực với cuộc xung đột trong khu vực và cho rằng Thỏa thuận Minsk là một giải pháp khả thi cho vấn đề, nhưng Ukraine đã chậm trễ đưa ra phản hồi, dẫn đến việc triển khai quân sự của NATO xung quanh Nga, khiến rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Hình ảnh được cho là bên trong trường mẫu giáo bị trúng đạn pháo (Ảnh: Sina).

Hình ảnh được cho là bên trong trường mẫu giáo bị trúng đạn pháo (Ảnh: Sina).

Cũng có ý kiến cho rằng nghi phạm nhiều nhất trong cuộc tấn công vào khu vực Miền đông Ukraine là Mỹ. Họ suy đoán rằng lính Mỹ có thể giả dạng quân chính phủ Ukraine để tiến hành một cuộc tấn công khiêu khích vào khu vực miền đông Ukraine, sau đó đổ lỗi cho Nga hoặc Ukraine. Trong trường hợp này, có thể kích thích tình hình ở Nga và Ukraine và gỡ cho Mỹ đỡ mất mặt qua việc Nga rút quân hôm 15/2.

Các nhà phân tích cho rằng, quyết định rút một bộ phận quân của ông Putin thực sự là cú tát vào mặt Mỹ; bởi ông Biden luôn tuyên bố rằng ngày 16/2 là ngày Nga tấn công Ukraine.

Kể cả sau khi Nga rút quân, Mỹ vẫn tuyên bố Nga không rút mà điều thêm gần 8.000 binh sĩ đến "chi viện". Lúc đầu, chính quyền Biden và những nước phương Tây khác yêu cầu Nga rút quân để tỏ thành ý không có ý đồ xâm lược, nay khi Nga rút quân thật, họ lại tiếp tục bôi đen Nga theo một cách khác, khiến người ta khó hiểu.

Rốt cuộc, nhìn từ bên ngoài, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tạm thời sẽ không nổ ra, đó là lý do tại sao một số người bên ngoài phỏng đoán rằng cuộc tấn công có khả năng là một hành động của Mỹ.

Binh sĩ Ukraine trên chiến tuyến tiếp giáp khu vực lực lượng ly khai kiểm soát (Ảnh: AP).

Binh sĩ Ukraine trên chiến tuyến tiếp giáp khu vực lực lượng ly khai kiểm soát (Ảnh: AP).

Nhiều nhà quan sát cho rằng, Mỹ là "người chịu trách nhiệm" chính trong việc kích động xung đột, và xúi giục khiến tình hình ở Nga và Ukraine đã lên đến mức rất căng thẳng. Nhưng hiện nay, tình hình Nga và Ukraine không còn phát triển theo chiều hướng như Washington mong đợi, mà đang dần dịu đi, điều này sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ, và họ sẽ có những phản ứng tương ứng.

Mặc dù hiện nay lửa chiến tranh đã cháy lên ở khu vực Miền đông Ukraine, nhưng một số thông tin trên báo chí cho rằng, đây rất có thể là màn dạo đầu cho tình hình Nga và Ukraine bùng phát. Cuộc đại chiến Nga-Ukraine mới là kết quả mà Mỹ mong đợi.

Một số phóng viên cho biết, sau khi các tin liên quan về khu vực Miền đông Ukraine bị tấn công, giá đồng đô la Mỹ và chỉ số vàng trên thị trường tài chính quốc tế đã tăng nhanh chóng; ngược lại, các đồng tiền không phải đô la Mỹ như bảng Anh và đồng euro đã giảm mạnh chỉ trong một thời gian ngắn.

Đối với người Mỹ, đây là một tin tốt. Sau tất cả, việc giành được một chút thành tích trong tình hình khủng hoảng Nga và Ukraine cũng là điều mà ông Biden rất mong đợi. Hiện tại khi đồng đô la tăng giá, đồng nghĩa với việc đồng đô la sẽ trở lại vị trí bá chủ, các thành tựu chính trị của ông cũng sẽ được thể hiện, và tỷ lệ ủng hộ ông sẽ dần tăng lên.

Khu vực lực lượng ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine (màu vàng).

Khu vực lực lượng ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine (màu vàng).

Mặc dù hiện nay không có bằng chứng nào xác thực cho thấy vụ pháo kích này do Mỹ thực hiện, nhưng vẫn có một số người nghi ngờ về điều này.

"Thỏa thuận Minsk" (còn được gọi Hiệp định hòa bình Minsk) là thỏa thuận ngừng bắn được ký kết vào ngày 5/9/2014 tại Minsk, thủ đô của Belarus giữa đại diện của chính phủ Ukraine và hai nhà nước tự xưng “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Luhansk” ở miền Đông Ukraine sau khi bùng nổ Chiến tranh Donbas.

Thỏa thuận bao gồm các nội dung sau: Xác nhận rằng cả hai bên ngay lập tức ngừng sử dụng vũ khí; Xác nhận sự chấp nhận giám sát và xác minh lệnh ngừng bắn của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu; Thực hiện phân quyền, bao gồm việc thông qua luật của Ukraine về Sắp xếp tạm thời chính quyền địa phương ở một bộ phận của Donetsk và Luhansk (trao cho hai tỉnh miền đông một quy chế tự trị đặc biệt về mặt pháp lý); Việc giám sát lâu dài biên giới Ukraine-Nga sẽ được đảm bảo thông qua việc thiết lập một khu vực an toàn trên biên giới Ukraine-Nga, theo sự giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu; Thả ngay lập tức tất cả các con tin và những người bị giam giữ bất hợp pháp; Thiết lập đạo luật cấm truy tố và trừng phạt những người liên quan đến các sự kiện ở vùng Donetsk và Luhansk; Tiếp tục đối thoại quốc gia có tính bao trùm; Thực hiện các biện pháp để cải thiện tình hình nhân quyền ở vùng Donbas; Các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức sớm theo quy định của pháp luật Ucraina theo "Sắp xếp tạm thời chính quyền địa phương ở một số vùng của Donetsk và Luhansk"; Rút các nhóm vũ trang, thiết bị quân sự và lính đánh thuê bất hợp pháp khỏi lãnh thổ Ukraine; Áp dụng kế hoạch phục hồi và tái thiết kinh tế cho vùng Donbas; Cung cấp đảm bảo an toàn cá nhân cho những người tham gia đàm phán.

Bên trong thành phố Donetsk do lực lượng ly khai kiểm soát (Ảnh:AP).

Bên trong thành phố Donetsk do lực lượng ly khai kiểm soát (Ảnh:AP).

Năm 2014, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đồng ý ký một thỏa thuận ngừng bắn với các đại diện của lực lượng ly khai thân Nga ở đông nam Ukraine; sau khi ký kết thỏa thuận, chính phủ Ukraine đã đồng ý trao quyền tự trị cho hai tỉnh đông nam này, nhưng hai tỉnh vẫn ở trong lãnh thổ Ukraina. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ở khu vực đông nam đã nhiều lần bày tỏ sẽ không từ bỏ cuộc đấu tranh giành độc lập.

Ngày 16/9, Quốc hội Ukraine đã thông qua đạo luật trao quy chế tự trị đặc biệt cho vùng Donbas. Đáng chú ý, ngày 15/2/2022 vừa qua, cùng với việc xảy ra khủng hoảng Nga-Ukraine, Duma Quốc gia Nga đã thông qua dự luật công nhận hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk với 351 phiếu ủng hộ, 16 phiếu chống và 1 phiếu không hợp lệ, đồng thời yêu cầu Tổng thống Nga Putin ký ban hành luật. Động thái này được coi là một bước quan trọng trong việc phá vỡ Thỏa thuận Minsk.