Quan hệ Nga-Mỹ “nóng” bất thường sau loạt đòn trả đũa lẫn nhau

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Sau khi Nga liệt 8 quan chức đương nhiệm và về hưu của Mỹ vào “danh sách đen” đồng thời trục xuất 10 nhà ngoại giao về nước nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ, Washington tuyên bố trả đũa
Nga trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ sau khi bị Washington áp lệnh trừng phạt (Ảnh: RT)
Nga trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ sau khi bị Washington áp lệnh trừng phạt (Ảnh: RT)

“Những hành động mới đây của chúng tôi là phù hợp để đối phó với những hoạt động gây tổn hại của Nga. Tuyên bố mà chính phủ Nga đưa ra ngày hôm nay là làm tăng căng thẳng và đáng tiếc” – phát ngôn viên Foggy Bottom của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố đưa ra vào tối 16/4 - “Chúng tôi không có lợi ích gì khi làm tăng căng thẳng, nhưng chúng tôi có quyền đáp trả trước mọi hành động trả đũa của Nga nhằm vào Mỹ”.

Ông Bottom đưa ra tuyên bố trên sau khi chính quyền Moscow nói sẽ trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ, hạn chế số lượng thị thực ngắn hạn đối với đội ngũ nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ xuống còn 10 năm, và cấm Đại sứ quán Mỹ ở Nga thuê công dân Nga và công dân các nước thứ ba làm việc.

Bản ghi nhớ năm 1992, cho phép các nhà ngoại giao Mỹ di chuyển tự do ở nước Nga, nay cũng bị “tuyên bố là không hợp lệ do những hành động vi phạm có hệ thống” bởi người Mỹ; Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.

Cũng có một số kế hoạch “ngừng hoạt động của các tổ chức và tổ chức phi chính phủ của Mỹ được kiểm soát bởi Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan chính phủ Mỹ” do phía Mỹ “không cho thấy ý định ngừng nỗ lực phá hoại có hệ thống của họ”.

Các biện pháp mà Moscow công bố là đòn đáp trả sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ra sắc lệnh trừng phạt 20 cá nhân và thực thể của Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và dính líu tới vụ tấn công mạng SolarWinds – cả hai cáo buộc mà Nga cực lực bác bỏ. Ông Biden cũng trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga.

Nga cũng phản ứng trước quyết định mà ông Biden đưa ra vào ngày 2/3 trừng phạt một số quan chức Nga bị cáo buộc – nhưng chưa có bằng chứng – dính líu tới vụ “đầu độc” blogger đối lập Alexey Navalny. Trong hôm 16/4, Moscow cũng ra lệnh cấm 8 quan chức và cựu quan chức Mỹ không được bước vào lãnh thổ Nga.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga đăng trên Twitter (Ảnh: Twitter)

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga đăng trên Twitter (Ảnh: Twitter)

Lệnh cấm này được áp dụng với Giám đốc FBI Christpher Wray, Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas, Tổng chưởng lý Merrick Garland, Giám đốc Tình báo Quốc giao Avril Hains, Giám đốc Cục Nhà tù Liên bang Michael Carvajal và Cố vấn chính sách nội địa của Tổng thống Biden, bà Susan Rice.

Các cựu quan chức nằm trong lệnh cấm của Nga có cả những cái tên đáng chú ý như cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, cựu Giám đốc CIA (1993-1995) James Woolsey – người mới đây xuất bản cuốn sách có tựa đề “Chiến dịch Rồng: Bên trong cuộc chiến bí mật của Kremlin trên đất Mỹ”, cáo buộc Liên Xô âm mưu ám sát Tổng thống John Fitzgerald Kennedy vào năm 1963; theo hãng RT của Nga.

Bước đi bất thường của Nga khi công khai đòn trả đũa của họ là do đã xét đến “sự phức tạp trong mối quan hệ Nga-Mỹ mà Washington gây ra”, theo Bộ Ngoại giao Nga.

Các lệnh trừng phạt và thông điệp mà Washington phát đi “cho thấy rằng Washington không sẵn lòng lắng nghe và không trân trọng sự kiềm chế mà chúng tôi đã thể hiện bất chấp tình trạng căng thẳng bị đẩy lên cao một cách có chủ ý” bởi Washington kể từ thời chính quyền Obama, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.

Nga “muốn tránh việc tăng thêm căng thẳng” với phía Mỹ nhưng lại không thể làm vậy bởi Washington nói một đằng làm một kiểu; tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nói thêm.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với các phóng viên hôm 16/4 rằng Nga có thể kích hoạt “nhứng biện pháp đau đớn” nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ, nhưng hiện tại chưa làm như vậy.