Putin phá trận Mỹ-phương Tây trong thế "thập diện mai phục" ra sao

VietTimes -- Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ đã đưa nước Nga tái lập lại sự cân bằng chiến lược trên toàn cầu mà trong một số lĩnh vực đã giành được vị thế vượt trội về chất. Tiềm năng vũ khí chiến lược vượt trội kết hợp với các lực lượng thông thường tinh nhuệ, chuyên nghiệp như đã từng được thể hiện trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria, đã củng cố vị thế của nước Nga...
Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin

Ngày 7/5/2018, Tổng thống Nga V.Putin sẽ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới (2018-2024), trong đó khác với tất những lần tuyên thệ nhậm chức trước, ông sẽ tập trung tạo ra sự phát triển đột phá của nước Nga trong ba lĩnh vực giáo dục, y tế và xây dựng hạ tầng cơ sở, đồng thời sẽ cắt giảm đáng kể đầu tư cho lĩnh vực quân sự.

Vậy nên, một câu hỏi lớn khiến giới phân tích “đau đầu” là do đâu trong bối cảnh Mỹ và NATO đang tạo ra những thách thức an ninh nghiêm trọng chưa từng có đối với nước Nga như mở rộng và xây dựng căn cứ quân sự của NATO sát biên giới Nga, sẵn sàng đối đầu với Nga ở Syria và Ukraine cũng như trong không gian hậu Xô Viết nói chung, V.Putin lại chỉ tập trung mũi nhọn phát triển các lĩnh vực thuần túy dân sự?

Để trả lời được câu hỏi này cần nhận thấy rằng một trong những cống hiến kiệt xuất và quan trọng nhất của V.Putin cho nước Nga sau 18 năm cầm quyền là đã tạo ra thế cân bằng chiến lược với Mỹ và phương Tây, sẵn sàng làm phá sản mọi mưu toan chiến tranh xâm lược, bảo đảm môi trường an ninh bền vững cho sự phát triển của nước Nga. Thế cân bằng chiến lược của Nga sau 18 năm cầm quyền của V.Putin thể hiện ở một số lĩnh vực then chốt.

Một là, khôi phục lại tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã bị tàn phá sau khi Liên Xô tan rã và phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội, làm cơ sở vững chắc để nghiên cứu phát triển các loại vũ khí hoàn toàn mới, đạt trình độ hiện đại hàng đầu thế giới.

Hai là, trên cơ sở tổ hợp công nghiệp quốc phòng mới, V.Putin đã trực tiếp chỉ đạo thực hiện các chương trình cải cách quân sự (2004-2008 và 2008-2020) với kết quả là đã tạo ra được diện mạo hoàn toàn mới cho Các lực lượng vũ trang Nga, trong đó đổi mới 70-80% tổng số vũ khí có từ thời Liên Xô vào năm 2020 [1].

Ba là, V.Putin trực tiếp chỉ đạo tổ chức nghiên cứu phát triển các loại vũ khí trên cơ sở ứng dụng các nguyên lý khoa học hoàn toàn mới và đã tạo ra những loại vũ khí chiến lược cũng như chiến dịch-chiến thuật độc nhất trên thế giới, có khả năng vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ và NATO hiện có cũng như trong tương lai gần. Những hệ thống vũ khí này đã được Tổng thống Nga V.Putin giới thiệu trong bản Thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội ngày 1/3/2018, trong đó có hệ thống tên lửa đường đạn hạt nhân chiến lược thế hệ mới Sarmat; tên lửa hành trình được lắp động cơ hạt nhân gọn nhẹ có tầm xa không hạn chế và bay theo quỹ đạo không thể đoán định trước; tàu ngầm không người lái được lắp động cơ hạt nhân có thể tấn công hủy diệt tàu sân bay, tàu chiến nổi, tàu ngầm và hạ tầng cơ sở ven biển của đối phương; tên lửa siêu vượt âm Kinzhal có thể bay nhanh gấp 20 lần  tốc độ âm thanh, mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường; tên lửa đường đạn hạt nhân chiến lược Avangard có thể bay cơ động với tốc độ siêu vượt âm trong bầu khí quyền dày đặc và chịu được sức nóng do cọ xát với không khí trên bề mặt bên ngoài tới 1.600-2.000oC; hệ thống vũ khí lade [2].

Ở đây cần chú ý tính năng đặc biệt và khác biệt của hai loại vũ khí Sarmat và Avangard. Sarmat là tên lửa đường đạn vượt đại châu có tốc độ siêu vượt âm, có khả năng cơ động trong khi bay, mang nhiều đầu đạn, mỗi đầu đạn có chức năng như một con tàu vũ khụ không có người lái, có khả năng trong vòng 30m phut tấn công chính xác với sai số chỉ khoảng 1 mét vào bất kỳ mục tiêu chiến lược nào trên Trái Đất bằng đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này có khả năng bay sang lãnh tây bán cầu qua Nam Cực là khu vực không có hệ thống phòng thủ của Mỹ. Theo phân loại của các chuyên gia quân sự  Mỹ, Sarmat của Nga là vũ khí tiến công chớp nhoáng trên phạm vi toàn cầu. Hiện tại, trong trang bị của Mỹ chưa có loại vũ khí nào có khả năng cơ động, độ chính xác và độ tin cậy như Sarmat của Nga.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Sarmat đã tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự. Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin-người được V.Putin giao trọng trách phát triển vũ khí mới, cho biết Sarmat tạo ra bước phát triển đột phá trong quân sự tương tự như sự ra đời bom nguyên tử. Theo ông, loại vũ khí này tạo ra ưu thế tuyệt đối, có thể tấn công hủy diệt các mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của đối phương, đồng thời vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của chúng. Mỹ đã từng nỗ lực phát triển loại vũ khí tương tự nhưng đến nay vẫn chưa tạo ra được mẫu thử nghiệm, trong khi Nga đã đưa vào trang bị.

Để bảo vệ các dàn phóng Sarmat, Nga đã phát triển hệ thống phòng thủ rất độc đáo, trong đó có một hệ thống rất đặc biệt có thể phóng ra khoảng 40 ngàn viên đạn bằng thép hình mũi tên hoặc quả cầu đường kính 30mm bay với tốc độ ban đầu khoảng 7.000 km/h, hình thành “đám mây” ngăn chặn tên lửa của đối phương tiếp cận từ độ cao 6 km! Hệ thống phòng không này hiện nay đã được thử nghiệm thành công và đưa vào trang bị.

Còn tính năng độc nhất vô nhị của hệ thống vũ khí chiến lược Avangard của Nga là ở chỗ chúng có thể bay với tốc độ siêu vượt âm với tầm xa xuyên lục địa nhờ được bao bọc bởi “tấm áo khoác platma”, vừa có tác dụng giảm ma sát của khí quyển, vừa bảo vệ vỏ tên lửa chịu được sức nóng tới trên 2.0000C! Được biết, một số vũ khí độc nhất vô nhị này sẽ được tham gia cuộc diễu binh Ngày Chiến Thắng 9/5/2018 trên Quảng Trường Đỏ.

Lần đầu tiên, Tổng thống Nga V.Putin tiết lộ về các loại vũ khí chiến lược này vào năm 2004 sau cuộc chiến tập chỉ huy-tham mưu quy mô lớn ở phía bắc lãnh thổ Nga. Nhưng hồi đó, phương Tây cho rằng đó chỉ là luận điệu tuyên truyền bởi họ nghĩ rằng với nền kinh tế “èo uột” thì nước Nga không thể nào đạt được thành tựu đột phá như vậy.

Theo Tổng thống Nga V.Putin, đó chỉ là một số loại vũ khí hiện có trong trang bị của Nga, chứ chưa phải là tất cả, chứng tỏ mọi toan tính của Mỹ và phương Tây nhằm kiềm chế sự phát triển của Nga đã hoàn toàn bị phá sản. Theo dự báo của V.Putin, tới khi Mỹ và phương Tây nghiên cứu phát triển các biện pháp đối phó với các vũ khí mới này của Nga thì Moscow sẽ phát triển thế hệ vũ khí mới, khác biệt hơn [3].

Có thể, đó là vũ khí vận hành bằng động cơ lượng tử, hoặc còn được gọi là động cơ phản hấp dẫn có khả năng vô hiệu hóa lực hút của trái đất tác động lên xe tăng, máy bay, tàu chiến v.v. Với động cơ này, Nga sẽ chế tạo các phương tiện vận tải chuyển động nhanh gấp hàng trăm lần so với hiện nay. Thành tựu kỹ thuật này là kết quả vận dụng một lý thuyết khoa học cơ bản hiện đại, được gọi là “Lý thuyết siêu liên kết” do các nhà khoa học Nga xây dựng nên, đưa nước Nga vào vị thế hàng đầu trong lĩnh vực khoa học cơ bản của thế giới.

Tiến sỹ Vladimir Leonov-người từng đoạt Giải thưởng quốc gia của vhính phủ Nga cho biết, mẫu thử nghiệm động cơ lượng tử có hiệu suất mạnh gấp 5.000 lần động cơ tên lửa thông thường, có thể đẩy tàu vũ trụ bay với tốc độ 1.000km/giây (tên lửa vũ trụ hiện nay chỉ đạt tốc độ 18km/giây). Tàu vũ trụ lắp động cơ lượng tử có thể bay lên Sao Hỏa trong 42 giờ, lên Mặt Trăng trong 3,6 giờ, sẽ tạo ra cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật trong thế kỷ XXI, tương tự cuộc cách mạng máy tính điện tử trong thế kỷ XX [4].

Rõ ràng, sau 18 năm cầm quyền, V.Putin không chỉ đã đưa nước Nga tái lập lại sự cân bằng chiến lược trên toàn cầu mà trong một số lĩnh vực đã giành được vị thế vượt trội về chất. Tiềm năng vũ khí chiến lược vượt trội kết hợp với các lực lượng thông thường tinh nhuệ, chuyên nghiệp như đã từng được thể hiện trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria, đã củng cố vị thế của nước Nga là trụ cột của nền hòa bình và an ninh quốc tế, làm phá sản mọi mưu toan phát động Chiến tranh thế giới lần thứ III.

Mike Rogers, Chủ tịch Tiểu ban hành động chiến lược thuộc Ủy ban quân lực của Quốc hội Mỹ, tuyên bố với tờ Washington Times: "Tôi rất lo ngại rằng Nga đang vượt xa Mỹ trong việc phát triển khả năng tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng trên phạm vi toàn cầu” [5].

Theo đánh giá của tổ chức quốc tế Global Firepower, Nga đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng những quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới, chỉ đứng sau Mỹ [6].

Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ nhận định:“Hoa Kỳ đang nhanh chóng mất đi lợi thế quân sự đối với Nga” [7,8].

Nhiều chuyên gia phân tích quân sự của Mỹ và phương Tây nhất trí nhận định, Nga và Trung Quốc đã đuổi kịp năng lực quân sự của Mỹ, trong đó một số vũ khí mới của Nga thể hiện bước tiến công nghệ lớn, khiến NATO phải lo ngại [9]./.  

Tài liệu tham khảo:

[1]15 лет Путина начало новой эры. http://putin15.tass.ru/

[2] Послание Президента Федеральному Собранию. http://kremlin.ru/events/president/news/56957

[3]Гиперзвуковой Путин. https://cont.ws/@amurweb/268364

[4] В России успешно испытан антигравитационный двигатель Леонова. https://alexandrafl.livejournal.com/128085.html

[5] Washington Times: Новая русская ракета-перехватчик кастрирует ядерный потенциал США. https://cont.ws/@gubin/439940

[6] 2018 Military Strength Ranking. The complete Global Firepower list for 2018 puts the military powers of the world into full perspective

[7] Dunford Discusses Russia, Other Issues, in Interview. https://www.defense.gov/News/Article/Article/1053126/dunford-discusses-russia-other-issues-in-interview/

[8] Statement Of General Joseph F.Dunford, USMC 19 Th Chairman of The Joint Chiefs Of Staff.https://www.armed-services.senate.gov/imo/media/doc/Dunford_04-26-18.pdf

[9] China and Russia are catching up with military power of US and West, say leading defence experts. https://www.independent.co.uk/news/world/politics/china-russia-us-military-challenge-western-allies-nato-strategy-war-military-balance-a8209771.html