Nga "đè" Mỹ tại Syria, bài Chechnya thắng bài Afghanistan
VietTimes -- Nhà nghiên cứu về chính sách an ninh Erik Grossman đã nghiên cứu các cuộc chiến tranh do Mỹ và Nga tiến hành. Sau đó, ông đã tổng kết chúng bằng cách Nga và Mỹ can thiệp vào tình hình Syria và đặt tên cho 2 mô hình can thiệp bằng 2 cuộc chiến tranh tiêu biểu của Nga và Mỹ tại Chechnya và Afghanistan.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ và các đồng minh phương Tây có thể can thiệp vào các cuộc xung đột ở khắp nơi trên thế giới mà không bị thách thức với những quyền lực lớn, một sự tiến triển khiến Nga "đau buồn" trong một thời gian dài.
Với một nước Nga quyền lực mới có thể đưa lực lượng quân đội mạnh mẽ ra ngoài biên giới của mình, kỷ nguyên đó đã chấm dứt. Nga đã chứng minh sự sẵn sàng và khả năng thách thức lại cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu tại Syria. Nếu mô hình can thiệp của Nga vào Syria phù hợp để đạt được những mục tiêu trong khu vực bất chấp vị trí đối lập của Mỹ, những mối lo ngại lớn đang tăng lên vì kiểu can thiệp này có thể được các nước Trung Quốc, Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng.
Dưới đây là nghiên cứu về nền móng kiểu can thiệp của Nga được gọi là "mô hình Chechnya", đồng thời tóm tắt lại những tài liệu của Mỹ về "mô hình Afghanistan" và phân tích xem tại sao "mô hình Chechnya" lại ưu việt hơn trong không gian xung đột nhiều bên với những mục tiêu cạnh tranh tại Syria.
Thành phố Grozny trong Cuộc chiến Chechnya lần 2.
Nguyên mẫu của "mô hình Chechnya"
Mô hình can thiệp Chechnya là sự tổng hợp của chiến lược sốc và kinh hãi, những chiến dịch bất đối xứng chống quân nổi loạn (COIN), tuyên truyền và làm mục nát của bộ máy chính trị hiện có. Nó là quyết định sử dụng bạo lực mạnh mẽ có tính toán trong một khoảng thời gian ngắn để bảo vệ một môi trường mà từ đó có thể củng cố chắc chắn quyền lực chính trị và khi cần thiết thì thi hành những chiến dịch COIN bạo lực với cường độ thấp. Cuộc chiến Chechnya lần 2 chính là mô hình này và nó đã được tái thi hành ở Georgia và Syria.
Với sự thất bại bẽ mặt của cuộc chiến Chechnya lần 1 (1994-1996) dưới thời của tổng thống Boris Yeltsin, quyền tổng thống Vladimir Putin đã có ý định rõ ràng là sẽ nỗ lực gấp đôi tại Chechnya. Cuộc chiến Chechnya lần 2 bắt đầu vào tháng 12.1999 với chiến lược sốc và kinh hãi của Nga bằng việc bao vây thủ đô ly khai Grozny.
Trong hàng tuần, Nga đã không kích và pháo kích tiêu diệt phiến quân trong thành phố. Toàn bộ các khu vực lân cận bị phá hủy và khi những nhóm nổi dậy thể hiện sự kiên cường thì các chiến dịch oanh tạc tăng lên tới một mức độ không thể kháng cự. Máy bay chiến đấu của Nga đã thả những truyền đơn "Các người đã thua! Sẽ không có cuộc đàm phán nào nữa. Mọi người không rời khỏi thành phố sẽ bị tiêu diệt" (theo Gordon năm 1999). Vào tháng 2.2000, các nhóm nổi dậy trốn khỏi thành phố. Rất nhiều kẻ chạy trốn đi vào đường mở dẫn ra thẳng bãi mìn (theo Beehner 2017, trang 84-85). Quân đội Nga tiến vào thành phố vào đầu tháng 2.
Grozny sau khi được Liên bang Nga xây dựng lại.
Cuộc bao vây Grozny là nền tảng của chiến tranh và là trung tâm của "mô hình Chechnya". Bao vây cho phép bên tấn công giữ thế tấn công trong khi kìm chân kẻ thù, ngăn tiếp viện và bảo toàn tài nguyên cùng nhân lực. Sự vây hãm đặc biệt có lợi nếu "đội quân phía trước không có nhân lực, tài chính hay nguồn lực quân sự có thể nắm và kiểm soát toàn bộ thành phố" (theo Beehner 2017, trang 81).
Với một đội quân thiếu thốn của Nga vào năm 1999, việc bao vây Grozny là một chiến thuật có hiệu quả kinh tế. Cuộc bao vây cũng chứng minh khả năng của Nga. Các nhóm nổi dậy có thể thực hiện những vụ bạo động ở mức độ cao nhưng họ không thể chống lại những nguồn lực của một đất nước đã hạ quyết tâm. Thông qua "việc cô lập, không kích và đội quân áp chế không hạn chế", Nga đã hoàn thành mục tiêu trong vòng một tháng điều mà họ từng không thể làm trong 2 năm vào cuộc chiến lần 1 (Beehner 2017, trang 85).
Với những phiến quân rút lui vào trong núi, Nga có thể giảm thiểu chúng sử dụng phương thức bạo lực COIN để chỉ huy những chiến dịch càn quét. Nhưng Nga còn sử dụng các phương thức bao gồm: đột kích, thanh lọc, cảnh sát chìm và thiết quân luật... Trong thời điểm đó, những dân quân ủng hộ chính phủ lĩnh trách nhiệm từ quân đội Nga (theo Pohl 2007, trang 30-32).
Năm 2005, lực lượng của Nga cũng đã tâp kích tiêu diệt Aslan Maskhadov thủ lĩnh phiến quân tại Chechnya. Năm 2006, người kế nhiệm của Maskhadov là Abdul-Khalim Sadulaev bị ám sát. Trong khi "mô hình Afghanistan muốn biến đổi những kẻ bất tuân thành đồng minh thông qua cải thiện sự cai trị và những đại diện chính trị thì "mô hình Chechnya" đơn giản là quét sạch sự tồn tại của họ.
Quyền tổng thống Nga Putin và cựu tổng thống Boris Yeltsin năm 2000.
Với sự ám ảnh của Kremlin về sự ổn định quốc nội, "mô hình Chechnya" dựa vào những chiến thắng quân sự hữu hình (chiếm đóng những thành phố trên các vùng nông thôn) và sự chi phối truyền thông. Trong cuộc chiến Chechnya lần 1, một tờ báo đối lập đã chỉ trích chiến thuật và nhân tố chính trị của Nga. Họ kêu gọi rút quân và làm giảm sút sự ủng hộ của dân chúng với hành động của ông Yeltsin và do lo lắng về cuộc bầu cử, ông đã đề xướng ngừng bắn vào năm 1996.
Với bài học đã có, Kremlin "học được giá trị của việc thi hành một cuộc chiến tuyên truyền trên sóng radio để giữ vững thế tấn công trên mặt đất" (theo cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2000). Thông qua chiến dịch này, sự ủng hộ của công chúng giữ vững ở mức 60% dù Nga có nhiều người thương vong và giới truyền thông đã đưa tin tích cực về sự phát triển của quân đội cũng như khả năng lãnh đạo của ông Putin.
Sau khi chiếm được Grozny, ông Putin đã lên kênh truyền hình quốc gia ORT vào ngày 6.2.2000. Ông tuyên bố trận chiến đã kết thúc và gợi lại bức ảnh nổi tiếng chụp lá cờ Liên Xô tung bay trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức năm 1945, tự hào thông báo rằng: "Lá cờ Nga đã được kéo lên trên nóc một tòa nhà hành chính trong quận" (theo Kremlin năm 2000). Một tháng sau, ông Putin đắc cử tổng thống.
Tổng thống Chechnya Akhmad Kadyrov bị ám sát năm 2004 trong một vụ đánh bom tại sân vận động.
Mô hình Chechnya đòi hỏi bạo lực lấn át để tấn công bắt khu vực phải phục tùng và mở ra những con đường mới, đôi khi tiến trình này được gọi là "Chechnya hóa" - có sự "chuyển giao quyền lực cho những người Chechnya thân Nga để chống lại sự nổi loạn tại địa phương" (theo Russell 2011, trang 510). Thông qua chiến dịch quân sự thắng lợi, ông Putin đưa Akhmad Kadyrov lên làm tổng thống lâm thời của Cộng hòa Chechnya. Kadyrov là chỉ huy dân quân nổi tiếng trong cuộc chiến Chechnya lần thứ 1.
Và giờ, ông Kadyrov được chọn lên làm đại diện của Moscow và điều này cho phép ông Putin tránh được những chỉ trích quốc tế trong khi bình thường hóa vị trí của Chechnya trong Liên bang Nga (theo Russell 2011 trang 511). Kadyrov đã tạo nên một đội quân để nhổ tận gốc những tay khủng bố còn sót lại đồng thời trả tiền để chấm dứt tình trạng nổi loạn.
Sau khi Kadyrov bị ám sát vào năm 2004, người kế nhiệm thân Moscow Alu Alkhanov đã bổ nhiệm thiếu tướng của quân nổi dậy làm một trong những người đứng đầu chính quyền và những người lính quân nổi dậy được sáp nhập vào trung đoàn quân Chechnya. Chính những người lính này đã thực hiện các chiến dịch chống lại quân phiến loạn tại cùng những khu vực đồi núi họ từng chiếm cứ.
Alkhanov thôi chức năm 2007 khi Ramzan Kadyrov (con trai của Akhmad Kadyrov và là một cựu chỉ huy dân quân độc lập) đủ già dặn để có thể làm tổng thống. Thay vì thiết lập một chính phủ mới, mô hình Chechnya giữ nguyên cấu trúc chính trị cũ với những người có uy tin ủng hộ Kremlin. Các lãnh đạo quân nổi dậy được tin dùng sắp xếp những vị trí trong chính phủ và quân nổi dậy được nhận vào lực lượng an ninh.
(còn tiếp)