Politico: Mỹ "để ngỏ" khả năng cung cấp tên lửa tầm xa JASSM cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam

VietTimes – Lầu Năm Góc được cho là đang nghiên cứu các chi tiết về khả năng chuyển giao tên lửa JASSM cho phía Ukraine.

Tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và AGM-158 JASSM của Mỹ được lắp đặt cho F-16 (Ảnh: Getty)
Tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và AGM-158 JASSM của Mỹ được lắp đặt cho F-16 (Ảnh: Getty)

Nhà Trắng “sẵn sàng” gửi tên lửa hành trình tầm xa tới Ukraine, điều này có thể mang lại cho các máy bay F-16 được chuyển giao trước đó khả năng chiến đấu tốt hơn trong cuộc xung đột với Nga, Politico đưa tin hôm thứ 15/8, dẫn lời các quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Hãng tin này dẫn lời một số quan chức giấu tên nói rằng chưa có quyết định cuối cùng nào về việc gửi tên lửa JASSM, nhưng Lầu Năm Góc hiện đang “xác định các chi tiết phức tạp”. Những vấn đề này được cho là bao gồm việc xem xét việc chuyển giao các công nghệ nhạy cảm và đảm bảo máy bay phản lực của Ukraine đủ khả năng phóng loại tên lửa nặng 1.000 km, mang đầu đạn nặng 450 kg này.

Báo cáo cho biết, được Lockheed Martin phát triển, JASSM chỉ được chia sẻ với “một số đồng minh thân cận” của Mỹ.

“Chúng tôi xem xét một loạt các lựa chọn để đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ an ninh của Ukraine”, người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Jurgensen nói với hãng truyền thông này mà không xác nhận liệu đã có bất kỳ quyết định chuyển giao nào được phê duyệt hay chưa.

Politico cho biết tên lửa JASSM là “loại vũ tối tân mới nhất từng bị coi là không được phép chuyển giao cho Ukraine”. Danh sách phần cứng bị giới hạn trước đây từng bao gồm cả F-16, cùng với xe tăng Abrams và hệ thống phòng không Patriot.

Trong khi Ukraine đã sở hữu cả tên lửa phóng từ trên không và trên mặt đất do Mỹ, Anh và Pháp cung cấp, có thể đạt tầm bắn gần 200 dặm (khoảng 321 km) tính từ điểm phóng, họ vẫn hối thúc Mỹ cung cấp tên lửa JASSM trong suốt nhiều tháng.

Một loạt quốc gia phương Tây đã cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 80 máy bay chiến đấu F-16. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi đầu tháng này xác nhận rằng lô máy bay phản lực đầu tiên do Mỹ chế tạo đã đến nước này và đã được các phi công Ukraine điều khiển.

“Khi chúng tôi đưa những chiếc F-16 vào sử dụng, không chỉ có máy bay mà còn là việc đào tạo phi công, đào tạo những người bảo trì – còn cả việc đảm bảo vũ khí đi kèm”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Charles Q. Brown nói với Politico. “Đó là điều chúng tôi thảo luận, không chỉ để có được những chiếc máy bay mà còn để chúng phát huy hết công suất”.

Ông Zelensky thừa nhận Ukraine không có đủ phi công để lái tất cả các máy bay phản lực mà phương Tây cam kết, nhưng nói rằng “nhiều người hiện đang được đào tạo”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ nào chứa máy bay F-16 của Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga, trong khi Điện Kremlin tuyên bố rằng không có lượng khí tài phương Tây nào có thể giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột.