Cặp phi hành gia song sinh Scott Kelly và Mark Kelly. (Ảnh: BGR)
Đó là kết quả của một nghiên cứu từ NASA, được phát hiện từ trường hợp của cặp anh em phi hành gia song sinh Scott Kelly và Mark Kelly, để xem rằng việc sinh sống ngoài vũ trụ có thể gây ảnh hưởng đến sự sống như thế nào.
Để thực hiện được nghiên cứu, phi hành gia NASA Scott Kelly đã trải qua một năm sống ở ngoài vũ trụ Cụ thể, sứ mệnh của ông là ở lại Trạm Không gian Quốc tế (ISS) trong khoảng thời gian 342 ngày. Người anh trai Mark, một phi hành gia đã nghỉ hưu, là người anh em song sinh và có chung cặp ADN với Scott. Điều này mang đên cơ hội chưa từng thấy cho NASA để có thể nghiên cứu về quá trình du hành ngoài không gian trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể và hệ gen của chúng ta ra sao. Kết quả là, du hành vũ trụ thực sự khiến cho con người ta thay đổi. Và chỉ đến khi Scott quay trở lại trái đất, các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra là ADN của Scott đã thay đổi rất nhiều.
Cụ thể, cấu trúc telomere ( một cấu trúc nằm ở cuối chuỗi nhiễm sắc thể, sẽ ngắn dần lại khi con người già đi) của Scott đã trở nên dài hơn đáng kể khi ở ngoài không gian, theo các nhà khoa học ở NASA giải thích. Nhóm nghiên cứu này nói thêm: "Mặc dù phát hiện này đã được đưa ra trình bày từ năm 2017, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra sự thay đổi bất ngờ này bằng các xét nghiệm đa hình và xét nghiệm gen. Thêm vào đó, một phát hiện mới cho thấy phần lớn những telomere được rút ngắn trong vòng hai ngày sau khi Scott trở lại Trái đất".
Hầu hết các gen của Scott trở lại trạng thái bình thường sau một thời gian ngắn ở lại Trái đất. Tuy vậy, vẫn có một số ít gen của ông đã bị thay đổi vĩnh viễn. Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 7% gen của Scott Kelly đã cho thấy những thay đổi về lâu dài khi so sánh với ADN của người anh trai. Những gen bị biến đổi này vẫn giữ nguyên trạng thái đã hai năm kể từ khi ông trở về trái đất, điều đó thậm chí còn làm ông ngạc nhiên.
Phi hành gia NASA Scott Kelly. (Ảnh: Getty Image)
Trong một cuộc phóng vấn của Scott Kelly ngày 8/3/201, ông nói: "Tôi có đọc một tờ báo vào ngày nọ và nói rằng 7% gen của tôi bị thay đổi vĩnh viễn. Tôi đã đọc nó và nghĩ kiểu: "Ồ có vẻ lạ đấy"! "
"Nghiên cứu song sinh" là một trong những bước sơ bộ để dẫn đầu cho những sứ mệnh "dài hơi" hơn tới Sao Hỏa của NASA. Tổ chức này cũng đã đề ra một số kế hoạch nhất định và đang rất nỗ lực để có thể thực hiện chúng càng sớm càng tốt. Nhưng điều nó không có nghĩa yếu tố con người sẽ bị NASA bỏ qua. Sứ mệnh Sao Hỏa có thể kéo dài tới 3 năm, và đây cũng là khoảng thời gian lâu nhất mà chúng ta từng ở bên ngoài vũ trụ. Liệu cơ thể con người có đủ khả năng để trải qua một hành trình như vậy không? Chúng ta sẽ không phải đợi quá lâu cho đến khi các nhà nghiên cứu trả lời được câu hỏi này, vì một số nhà khoa học vẫn kì vọng chuyến đi lên sao Hỏa đầu tiên sẽ xảy ra vào đầu những năm 2030.
Theo Báo Diễn đàn đầu tư