Xử lý nghiêm khai báo y tế gian dối
Theo quy định mới nhất của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi không chấp hành việc kiểm tra y tế, xử lý y y tế biên giới theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng quy định về tín hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh; tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn biểu tượng, phù hiệu, biến hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới để dùng vào mục đích khác đều bị phạt tiền từ 5-7 triệu đồng.
Đáng chú ý, hành vi không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật bị phạt tối đa 7 triệu đồng.
Khu vực cách ly đặc biệt (Ảnh: Minh Thúy)
|
Ngoài ra, hành vi vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt, chế phẩm sinh học, vi trùng, mô, bộ phận cơ thể người, máu và các thành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế kiểm tra; nhập khẩu mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người, các mẫu khác từ người có chứa hoặc có khả năng chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người, các chủng vi sinh vật, mẫu có chứa vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người nhằm mục đích dự phòng, nghiên cứu, chẩn đoán, chữa bệnh mà chưa có giấy phép nhập khẩu bị phạt tới 10 triệu đồng.
Hành vi không chấp hành cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa và các đối tượng phải kiếm dịch khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị phạt từ 15-20 triệu đồng.
Phạt 40 triệu đồng khi tập trung đông người ở vùng có dịch
Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế mới được ban hành, cá nhân, tổ chức là người Việt Nam, người nước ngoài nếu vi phạm quy định sẽ bị xử phạt bằng 2 hình thức chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Cụ thể, cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Nhân viên y tế trong khu cách ly (Ảnh: Minh Thúy)
|
Hành vi không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A; đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch; không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.
Cùng với đó, các hành vi không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bị phạt tiền ở mức cao nhất là từ 30-40 triệu đồng.
Theo Bộ Y tế, tính đến 18h tối ngày 29/9, cả nước có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 15.897 người, trong đó: - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 270 người - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.625 người - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 5.002 người Số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 1 người; lần 2 là 3 người; lần 3 là 13 người; 35 ca tử vong; 1.007 ca khỏi bệnh. |
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu