Nga khiến Mỹ choáng với chiến hạm “nhỏ nhưng có võ”

VietTimes --  Theo phân tích của báo Mỹ The Drive, tàu corvette mới nhất của Nga dự án 22160 sở hữu thiết kế “thiên tài”, đảm bảo hỏa lực đủ mạnh đối với loại tàu cỡ nhỏ.
Bài báo nhấn mạnh rằng con tàu được chế tạo theo nguyên tắc modul, việc vũ trang và lắp đặt khí tài cho dự án 22160 có thể được thay đổi tùy theo nhiệm vụ từng thời điểm, ví dụ như chiến đấu với cướp biển hay hỗ trợ cho các chiến dịch tấn công quy mô lớn.

Trên tàu, ngoài việc lắp đặt pháo tiêu chuẩn cỡ nòng 57mm, súng liên thanh và tổ hợp súng phóng lựu chống phá hoại DP-65, còn có không gian trống nằm dưới sân đỗ trực thăng. Nó có thể được sử dụng để bố trí hai tổ hợp tên lửa Kalibr (Club-K).

Đồng thời, dự án 22160 có thể vận hành tự chủ trong 2 tháng không cần tiếp nhiên liệu. Trong thời gian này, tàu có thể di chuyển quãng đường lên đến 6.000 hải lí. Điều này, sẽ cho phép những thuyền tuần tra nhỏ tấn công các mục tiêu với khoảng cách lớn trên biển và trên mặt đất bằng 8 tên lửa được lắp đặt.

Mô hình tàu hộ vệ tên lửa tàng hình thuộc dự án 22160.Mô hình tàu hộ vệ tên lửa tàng hình thuộc dự án 22160.

Theo The Drive: "Bản mẫu khá sáng tạo để các lực lượng hải quân phương tây phải nghiên cứu học hỏi. Nó có thể trở thành nguồn cảm hứng cho những con tàu chiến đa chức năng của họ".

Chuyên gia quân sự, đại tá đã nghỉ hưu Viktor Litovkin nói về những đặc tính ưu việt của con tàu với sức mạnh không giới hạn trong thiết kế "vĩ đại":

"Chiến hạm đặc biệt ở chỗ nó có tốc độ rất cao, tốc độ di chuyển trên biển có thể lên tới 27 hải lý. Ngoài ra, nó còn được trang bị vũ khí vô cùng tối tân và uy lực: pháo tự động AK-630, một khẩu pháo có cỡ nòng 30 mm trên thực tế có thể xuyên cắt tàu đối thủ ra làm đôi. Còn có cả tên lửa hành trình trên tàu. Chỉ với một chiến hạm cỡ nhỏ như vậy mà đã được trang bị vũ khí khủng khiếp đến thế. Đây là một thành tựu tuyệt vời đối với ngành kỹ thuật tàu quân sự. Thiết kế của tàu không chỉ mang tính trang trí, mà còn tạo điều kiện cho tàu đạt tốc độ rất cao, khả năng di chuyển trên biển tốt, để tàu hộ vệ có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ trực chiến hiệu quả".
Các tàu tuần tra theo kiểu môđun độc lập tầm xa của dự án 22160 được thiết kế và lắp ráp cho Hải quân tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk. Nhiệm vụ chính của tàu hộ tống là bảo vệ lãnh hải, chống cướp biển, cũng như hỗ trợ tương tác với các lớp tàu "anh em hiệp đồng" lớn hơn trong quá trình chiến đấu. Trước đó, đã có thông báo rằng đến năm 2020, Hạm đội Biển Đen sẽ nhận được bốn tàu của dự án 22160: Vasily Bykov, Dmitry Rogachev, Pavel Derzhavin và Sergei Kotov.