Rõ ràng, tổng thống Mỹ không thân Do Thái hay hành động vì quyền lợi của Israel. Nếu không giới truyền thông được người Do Thái đứng đằng sau đã không tấn công ông Trump. Những nhà lãnh đạo người Do Thái tại Mỹ cũng không thân với ông. Vì vậy, hành động của ông Trump chỉ đơn giản là đang làm những gì ông có thể - tạo nên những mối đe dọa, gây ra áp lực. Với nền tảng là một nhà kinh doanh, ông nhận thức rõ chính sách ngoại giao là một nghệ thuật để tạo nên những thỏa thuận đàm phán.
Tuyên bố của ông Trump, cũng giống như những tuyên bố về Triều Tiên, có kết quả là làm dấy lên những căng thẳng. Tình thế trầm trọng trên bán đảo Triều Tiên tạo áp lực lên Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc phải nhượng bộ một số vấn đề trên các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, tình hình Bình Nhưỡng vẫn còn nóng trên nghị trình nhưng dù sao những vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và động thái thù địch đã thành việc "cơm bữa" - điều mà thế giới đã quá quen thuộc. Donald Trump không thể lợi dụng vấn đề Triều Tiên hiệu quả hơn trước đây bởi tình thế tại bán đảo Triều Tiên đã lâm vào bế tắc.
Mỹ còn gặp phải ngõ cụt ở Trung Đông. Không có tiến triển gì từ những cuộc đàm phấn về hòa bình của Israel-Palestine kể từ nhiều năm nay. Tiến trình hòa bình này đang bị sa lầy. Mỹ thì đang dần mất vị thế trong khu vực. Tiến trình hòa bình mà Mỹ đứng sau không còn là chìa khóa tác động để chống lại tình hình Nga đang kiếm được nhiều lợi ích trong vùng.
Nga được xem là một nước chỉ huy tại Trung Đông. Họ giúp Syria liên kết với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, nối lại tình hữu nghị giữa Syria và Ả rập. Nga cũng có quan hệ chặt chẽ với Ả rập Xê-út bao gồm cả hợp tác quân sự. Tổng thống Nga, Vladimir Putin thì có quan hệ cá nhân khá tốt với vua Jordan, Abdullah và mối quan hệ thân cận với Israel. Là bạn của mọi người, Moscow rất phù hợp để làm trung gian giữa Israel và Palestine. Nếu tiến trình hòa bình được lập lại, sẽ là sự đe dọa mạnh mẽ của Nga tới vị thế đang trở nên bé nhỏ của Mỹ trong khu vực.
Bằng cách công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán tới đó, tổng thống Trump quay lại thành tâm điểm của sự chú ý. Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại, ông đang nằm dưới cơn bão lửa nhưng sự việc sẽ chìm xuống cùng với thời gian. Tổng thống Mỹ giờ được coi là một lãnh đạo cương quyết, có khả năng giương súng mà không e ngại hay ngập ngừng. Ông tin những nước Ả rập sẽ lại phải nhìn vào Mỹ và hy vọng Donald Trump sẽ tiếp tục ảnh hưởng, làm cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ phải đồng ý lập lại tiến trình đàm phán.
Cần phải đọc cẩn thận những tuyên bố của ông Trump. Ông chỉ rõ, mặc cho những nỗ lực trong tiến trình hòa bình đã thất bại: quyết định "không thay đổi cam kết mạnh mẽ của chúng ta hỗ trợ một hiệp định hòa bình mới nhất". Và tổng thống Mỹ muốn có một thỏa thuận. Như ông phát biểu "Chúng ta muốn một hiệp định sẽ là một thỏa thuận lớn với người Israel và cũng là một thỏa thuận lớn với người Palestine".
Theo ông Trump "một hiệp định hòa bình được chấp nhận bởi cả hai bên" là mục tiêu của ông. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh "Mỹ không chịu trách nhiệm với những vấn đề bao gồm những ranh giới chủ quyền của người Israel tại Jerusalem hay nghị quyết về những đường biên còn đang tranh cãi. Những vấn đề này phải do các bên liên quan giải quyết".
Những nhà lãnh đạo Israel đã "cắn câu" ông Trump. Hiện tại, họ không thể nói không với tổng thống Mỹ, người đang che chở Israel. Điều duy nhất ông Trump cần làm là đợi tình hình lắng xuống. Nhưng những hy vọng của ông về tác dụng của việc công nhận thủ đô của Israel có thể không như mong muốn. Moscow rất có thể sẽ đề xướng khởi động lại đàm phán Israel-Palestine. Họ cũng đã sẵn sàng để tổ chức và làm trung gian cho các cuộc họp.
Việc người Palestine quay lưng lại với Mỹ và mối đe dọa Nga ngày càng tăng với chiến thắng của Syria, sẽ cơ hội để Moscow dẫn đầu trong những nỗ lực hòa bình rõ ràng đang tăng. Nếu Nga thành công Mỹ sẽ phải lui bước.