Lính thủy đánh bộ Mỹ phóng thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn Tamir của Rafael, Israel

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Lần thứ 3 trong năm 2022, Lính thủy đánh bộ Mỹ phóng thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome từ bệ phóng chuyên dụng, được công ty Mỹ phát triển chuyên dụng cho Lực lượng Lính thủy đánh bộ.
Phóng thử nghiệm hệ thống phòng không tích hợp tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome của Rafael. Ảnh Bộ Quốc phòng Israel/RAFAEL
Phóng thử nghiệm hệ thống phòng không tích hợp tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome của Rafael. Ảnh Bộ Quốc phòng Israel/RAFAEL

Cuộc thử nghiệm bắn đạn thật mới nhất là một trong loạt 3 lần thử nghiệm được thực hiện trong năm 2022, đây cũng là lần thứ 3 hệ thống này đánh chặn thành công nhiều loại mục tiêu.

Trong thử nghiệm mới nhất này, Lính thủy đánh bộ Mỹ cũng thực nghiệm khả năng phóng liên tục tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome từ bệ phóng di động do Lực lượng này phát triển.

Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ phóng thử nghiệm tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome. Video WORLD OF MILITARY.

Loạt thử nghiệm được Lính thủy đánh bộ Mỹ tiến hành tại căn cứ thao trường White Sands ở New Mexico, một phần trong chương trình phát triển thử nghiệm một nguyên mẫu hệ thống mới Khả năng đánh chặn tầm trung (MRIC - Medium Range Intercept Capability). Những thử nghiệm thành công đã chứng minh được hiệu suất của bệ phóng di động, do lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ phát triển và hiệu suất chiến đấu cao của tên lửa đánh chặn Iron Dome trong những tình huống đánh chặn phức tạp.

Moshe Patel, Lãnh đạo Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO) tại Bộ Quốc phòng: “Cuộc thử nghiệm này hoàn thành một loạt 3 cuộc thử nghiệm, là bằng chứng rõ nét về khả năng của tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome cùng với hệ thống phóng mặt đất có thể tích hợp nhanh chóng và hiệu quả với toàn bộ hệ thống phòng không liên quan, có khả năng ngăn chặn nhiều mối đe dọa đường không trong các tình huống phức tạp và đầy thử thách. Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ khả năng hợp tác nào trong lĩnh vực quốc phòng với các lực lượng của quân đội Mỹ ”.

“Ba cuộc thử nghiệm diễn ra trong năm 2022 chứng minh hiệu suất cao của hệ thống MRIC, kết hợp với tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome mang lại khả năng tác chiến hiệu quả cao, cung cấp giải pháp phóng đạn đặc chủng cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ”. Don Kelly, Giám đốc Dự án thuộc Phòng Phòng không (GBAD), Tổng cục Lục quân Thủy quân lục chiến (PEO Land Systems) cho biết khi kết thúc thử nghiệm.

Lính thủy đánh bộ Mỹ hoàn thành xuất sắc một loạt vụ thử nghiệm hệ thống phòng không tích hợp tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome của Rafael. Ảnh Bộ Quốc phòng Israel / RAFAEL

Lính thủy đánh bộ Mỹ hoàn thành xuất sắc một loạt vụ thử nghiệm hệ thống phòng không tích hợp tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome của Rafael. Ảnh Bộ Quốc phòng Israel / RAFAEL

Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc Ban Phòng thủ Tên lửa và Phòng không tại Rafael, chuẩn tướng (Ret.) Pini Yungman phát biểu: “Một lần nữa, các hệ thống của Rafael đã chứng minh được khả năng tích hợp vào những hệ thống vũ khí hiện có, tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa các hệ thống với hiệu suất tối ưu. Những hệ thống vũ khí tiên tiến của Rafael được phát triển với “kiến trúc mở”, cho phép tích hợp liền mạch với những hệ thống khác của các quốc gia đồng minh.

Trong cuộc thử nghiệm mới nhất do Lính thủy đánh bộ Mỹ thực hiện, một tổ hợp tên lửa đánh chặn Tamir, được phóng lên bệ phóng mới được phát triển theo những yêu cầu kỹ thuật của Lính thủy đánh bộ, kết hợp với hệ thống radar và hệ thống quản lý, chỉ huy, điều hành hỏa lực, tất cả là những hệ thống do các ngành công nghiệp của Mỹ phát triển đã chứng minh được sự tích hợp thành công và hiệu quả chiến đấu cao.

Tên lửa đánh chặn Tamir có khả năng đánh chặn các loại vũ khí tấn công đường không như tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV), các loại tên lửa không điều khiển, đạn súng cối và tên lửa dẫn đường chính xác.

Tên lửa đánh chặn do công ty Rafael phát triển đã được chính các kỹ sư Rafael điều chỉnh cho phù hợp với cấu hình phương tiện tác chiến của Lính thủy đánh bộ Mỹ và tiến hành thử nghiệm.

Tháng 7/2014, có thông tin cho biết, tập đoàn Raytheon sẽ là đối tác lớn của Mỹ trong tiến trình hợp tác sản xuất các thành phần chính của tên lửa đánh chặn Tamir Iron Domes.

Tháng 4/2016, tên lửa đánh chặn Tamir Iron Dome bắn hạ thành công một UAV trong cuộc thử nghiệm năng lực tác chiến ở Mỹ, đây là lần thử nghiệm đầu tiên của vũ khí ở nước ngoài.

Công ty Mỹ sẽ cung cấp linh kiện thông qua những nhà thầu phụ khác nhau. Hai doanh nghiệp Rafael và Raytheon sẽ hợp tác để cung cấp bệ phóng Iron Dome và tên lửa đánh chặn Tamir, được điều chỉnh theo yêu cầu chiến thuật của Mỹ và được gọi là SkyHunter cho quân đội Mỹ, trong khuôn khổ của Chương trình Hệ thống Năng lực Phòng thủ chống Hỏa lực gián tiếp (IFPC), nhưng công ty Dynetics đã thay vào vị trí của Rafael để cung cấp một bệ phóng, phát triển trên cơ sở Tổ hợp phóng đa nhiệm, được sử dụng để phóng tên lửa AIM-9X Sidewinder.

Theo Military Leak