ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông Số Việt Nam phát biểu tại hội nghị (ảnh: Đăng Khoa)
|
Đó là nhận định của nhà báo Nguyễn Lương Phán – Ủy viên Ban thường vụ Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó TBT Báo Dân trí, người chứng kiến và gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của Hội. Góc nhìn này được ông nêu ra tại Hội nghị Ban chấp hành mở rộng của Hội Truyền thông Số Việt Nam diễn ra sáng nay (25/7) và đã nhận được sự ủng hộ của các đại biểu tham gia.
“Biến nguy thành cơ” trong bối cảnh COVID-19
Trong thời gian dài cách ly xã hội do đại dịch COVID-19, các thành viên của Hội Truyền thông số Việt Nam đã chuyển sang hình thức sinh hoạt online trên các nền tảng. Nhờ đó, các hội viên vẫn cập nhật thông tin và nắm bắt tinh thần của Ban Chấp hành. Mô hình hoạt động mới đã thu hút nhiều doanh nghiệp ngỏ ý tham gia hợp tác, hoạt động sôi nổi, bất chấp những khoảng cách về địa lý.
ông Lê Thọ Bình - Phó Chủ tịch Hội (ảnh: Đăng Khoa)
|
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2020, Hội đã kết nạp thêm 3 hội viên tập thể và 4 hội viên cá nhân. Với sự nhiệt tình của các hội viên, đặc biệt tại các địa phương có những đóng góp tiêu biểu, ông Lê Thọ Bình – Phó Chủ tịch VDCA – đề xuất mở rộng Chi bộ cho những hội viên tích cực trong hoạt động Hội tại Quảng Ninh.
Đồng tình với góc nhìn này, bà Lê Kim Huệ - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức Truyền thông số (CRC) - bày tỏ: “Bên cạnh việc cung cấp tất cả các dịch vụ về truyền thông nội dung số, Trung tâm CRC còn mong muốn kết nối nhiều cơ quan tạo thành vòng tròn khép kín, chia sẻ về các dịch vụ, tạo lợi thế riêng, tạo giá trị lâu dài cho Hội Truyền thông số Việt Nam”.
bà Lê Kim Huệ (ảnh: Đăng Khoa)
|
Về các hoạt động truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho xã hội, đặc biệt giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp 6 tháng đầu năm 2020. Hội đã chỉ đạo Tạp chí Điện tử VietTimes, Câu lạc bộ Cafe Số và các đơn vị tham gia thông tin, truyền thông về phòng chống dịch, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh.
Các chương trình nổi bật gồm Chương trình “Văn hóa doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch COVID-19” với chủ đề “Vì Việt Nam khỏe mạnh”; bảo trợ, đồng hành Dự án “Việc làm trao tay, đánh bay COVID-19”. Phối hợp cùng TikTok Việt Nam trong chương trình truyền thông phòng chống dịch. Tổ chức các hội thảo chuyên đề về dịch bệnh COVID-19, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các vấn đề đặt ra để phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, Giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020” tính đến nay có hơn 80 đơn vị đăng ký tham gia với gần 200 bộ hồ sơ. Đây là cuộc thi về chuyển đổi số tầm cỡ quốc gia đã trải qua 2 năm tổ chức với những thành công đáng ghi nhận.
Các đại biểu tham dự hội nghị (ảnh: Đăng Khoa)
|
Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm 2020, ông Lê Thọ Bình cho biết: “Chi bộ Cơ quan Hội đã tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2020-2022 vào tháng 6 vừa qua. Hiện nay, tổng số đảng viên của Chi bộ là 15 đồng chí, Chi ủy gồm 3 đồng chí. Về nhân sự, Hội Truyền thông số Việt Nam tiếp tục kiện toàn tổ chức Trung tâm Thông tin và Truyền thông số Việt Nam, đồng thời hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để có thể đi vào hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020. Cùng với đó, Hội từng bước kiện toàn tổ chức Trung tâm Bản quyền số”.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các hội viên
Tại Hội nghị Sơ kết hoạt động Hội 6 tháng đầu năm 2020, Chủ tịch Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao những đóng góp của các đơn vị thành viên trong việc nâng cao vị thế và uy tín cho Hội.
Cụ thể, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) đã phối hợp cùng với Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu đánh giá tổng quan về thị trường công nghiệp nội dung số và chính sách bản quyền nội dung số Việt Nam.
Hội cũng tuyên dương Tạp chí VietTimes - Cơ quan ngôn luận của Hội trong việc tích cực thông tin, tuyên truyền cho hoạt động hội và các vấn đề quan trọng của đất nước và thế giới phù hợp với tôn chỉ, mục đích.
Ban lãnh đạo Hội Truyền thông Số Việt Nam (ảnh: Đăng Khoa)
|
Bên cạnh đó, các hoạt động tích cực của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức Truyền thông số (CRC), Câu lạc bộ Cafe Số, Trung tâm hợp tác và phát triển ICT (ICT code), Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin và Phát triển Truyền thông số (CAD) cũng nhận được lời khen từ Ban lãnh đạo Hội.
Trong 6 tháng cuối năm 2020, Hội Truyền thông Số Việt Nam đề ra mục tiêu tập trung tổ chức giải thưởng Chuyển đổi số, đẩy mạnh dự án công bố xếp hạng Chính quyền điện tử . Về nhân sự, Hội tiếp tục rà soát, bổ sung bảo đảm cho hoạt động của Ban chấp hành Hội; tiếp tục kiện toàn tổ chức, nhân sự các đơn vị của Hội. Bên cạnh đó, Chi bộ Cơ quan Hội tiếp tục công tác phát triển Đảng viên, chuyển sinh hoạt Đảng theo đúng quy định.
ông Nguyễn Lương Phán - nguyên Phó Tổng biên tập báo Dân Trí đánh giá về hoạt động của Hội Truyền thông số Việt Nam (ảnh: Đăng Khoa)
|
Bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Minh Hồng phát biểu: “Tôi mong muốn các nhân sự mới trong Ban Chấp hành hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Hội giao phó. Đồng thời, Hội cũng ghi nhận các ý kiến đóng góp của các hội viên để đưa ra các phương án hoạt động phù hợp”.
Trao đổi riêng với VietTimes, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng chia sẻ, ông cơ bản hài lòng với kết quả hoạt động của Hội trong 6 tháng đầu năm. Tiếp đà hoạt động của năm 2019, 6 tháng đầu năm 2020, Hội đã có thể có nhiều hoạt động hơn nữa, nhưng do ảnh hưởng của COVID-19 nên hoạt động Hội có những hạn chế nhất định. Vì thế, nhiều hoạt động chưa được tốt như mong muốn.
"Một trong những nội dung trăn trở nhất của Ban Chấp hành hội là tạo thêm nhiều hoạt động hữu ích với các hội viên. Thời gian tới, Hội sẽ tăng cường tổ chức nhiều hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và các hoạt động kết nối các hội viên trên mọi miền Tổ quốc" - Chủ tịch Hội Truyền thống số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng chia sẻ.
Trong khuôn khổ lễ Sơ kết, Hội Truyền thông số Việt Nam đã công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc. Hội đã trao quyết định bổ nhiệm bà Lê Thị Ngọc Mơ - nguyên Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) - làm Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức truyền thông số. Hội đồng thời công bố quyết định thành lập Hội đồng Trung tâm Thông tin Truyền thông số. Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - làm Chủ tịch Hội đồng. Nhà báo Hoàng Tư Giang là Phó Chủ tịch Hội đồng. Ban Thường vụ Hội bổ nhiệm bà Đỗ Thị Hòa - Thạc sĩ Quan hệ công chúng - giữ chức Giám đốc Trung tâm Thông tin Truyền thông số. Ông Lê Văn Nghiêm và ông Nguyễn Văn Long là Phó Giám đốc Trung tâm. Bên cạnh đó, Hội cũng công bố bổ nhiệm ông Phạm Quốc Chính làm Giám đốc Trung tâm Truyền thông Ký ức người lính. |
Các doanh nghiệp, cá nhân chính thức trở thành Hội viên tập thể và Hội viên cá nhân của Hội: 5 Hội viên tập thể: 1. Công ty cổ phần phân phối Việt Nét 2. Công ty TNHH Công nghệ số Khởi Việt 3. Công ty Cổ phần Công nghệ Sáng tạo 4. Công ty Cổ phần Đầu tư IGV-Group 5. Công ty Cổ phần GY Entertainment 2 Hội viên cá nhân: 1. Ông Phạm Quốc Chính - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ TT&TT 2. Bà Lê Thị Ngọc Mơ - Nguyên Phó cục trưởng cục Viễn Thông, Bộ TT-TT. |
Chủ tịch và Phó Chủ tịch VDCA trao chứng nhận và hoa cho các thành viên mới của Hội (ảnh: Đăng Khoa)
|
Trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các Trung tâm trực thuộc Hội (ảnh: Đăng Khoa)
|
ông Bùi Như Uyên - Chánh văn phòng Hội phát biểu (ảnh: Đăng Khoa)
|
Các đại biểu tham dự (ảnh: Đăng Khoa)
|
Các đại biểu tham dự (ảnh: Đăng Khoa)
|
Các đại biểu tham dự (ảnh: Đăng Khoa)
|
Các đại biểu tham dự (ảnh: Đăng Khoa)
|
Các đại biểu tham dự (ảnh: Đăng Khoa)
|
Các đại biểu tham dự (ảnh: Đăng Khoa)
|
Các đại biểu tham dự (ảnh: Đăng Khoa)
|
Các đại biểu tham dự (ảnh: Đăng Khoa)
|
Đại biểu đến từ Quảng Ninh (ảnh: Đăng Khoa)
|