Thống kê kho vũ khí hạt nhân Mỹ, gần như không thay đổi so với năm 2018. Bộ Quốc phòng Mỹ cất giữ trong kho dự trữ 3.800 đầu đạn. Hầu hết các đầu đạn này không được triển khai sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Khoảng 2.050 đầu đạn được niêm cất lâu dài trong kho dự trữ, 2.385 đầu đạn đã loại biên đang chờ tháo dỡ. Tổng số đầu đạn lưu kho là 6.185.
Trong đó khoảng 1.750 đầu đạn, sẵn sàng triển khai 1.300 cho tên lửa đạn đạo, 300 đầu đạn được lưu trữ tại các căn cứ của các máy bay ném bom chiến lược Mỹ, 150 bom hạt nhân chiến thuật khác lưu kho sẵn sàng chiến đấu tại các căn cứ châu Âu.
Số liệu các đầu đạn hạt nhân của quân đội Mỹ tính đến ngày 29.04.2019. Thống kê
|
Đến năm 2018, chính quyền Trump tiếp tục theo quy trình thực tiễn giải mật quy mô các khu niêm cất vũ khí hạt nhân của chính quyền Obama. Nhưng vào tháng 04.2019, Bộ Quốc phòng (theo hướng dẫn của Nhà Trắng) tuyên bố từ chối giải mật các con số thống kế.
Quyết định này thay đổi chính sách minh bạch hạt nhân của Mỹ và được cho rằng, nếu không thay đổi sẽ tạo ra sự không tin cậy và quan ngại về quy mô của kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, (Bài viết của giáo sư Kristensen 2019. Kristensen, HM 2019, Lầu Năm Góc đóng cửa chính sách minh bạch dự trữ vũ khí hạt nhân). FAS Strategic Security Blog đăng tải ngày 17.04.2019.
Ngoài các đầu đạn hạt nhân trong kho dự trữ Bộ Quốc phòng, có khoảng 2.385 đầu đạn đã loại biên nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Những đầu đạn được lưu trữ dưới quyền giám sát của Bộ Năng lượng và đang chờ tháo dỡ cho đến năm 2020.
Vũ khí hạt nhân được lưu trữ tại 24 vị trí địa lý thuộc 11 tiểu bang Mỹ và năm quốc gia Châu Âu. Địa điểm lưu trữ nhiều vũ khí hạt nhân nhất là Khu liên hợp lưu trữ bảo trì và hầm ngầm bảo vệ Kirtland (KUMMSC) quy mô lớn phía nam thành phố Albuquerque, New Mexico. 2.485 đầu đạn hạt nhân loại biên ở địa điểm này (cùng với khoảng 1.785 đầu đạn) đã loại biên đang chờ vận chuyển tháo dỡ tại Nhà máy Pantex ở Texas.
Tiểu bang có kho đạn hạt nhân lớn thứ hai (1.620 đầu đạn) là Washington, nơi đặt Căn cứ vũ khí Chiến lược Thái Bình Dương (SWFPAC) và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại Căn cứ Tàu ngầm Hải quân Kitsap.
Washington là tiểu bang có dự trữ vũ khí hạt nhân lớn nhất, khoảng 1.120 đầu đạn đang niêm cất. Ngoài vũ khí niêm cất, hai căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo cũng là nơi lưu trữ các đầu đạn thuộc lực lượng Hải quân đã loại biên đang chờ thanh lý. Sau khi hoàn thành chương trình kéo dài thời gian phục vụ của đầu đạn W76-1, những đầu đạn loại biên dự kiến sẽ được tháo dỡ vào những năm 2020. Trong số năm căn cứ lưu giữ vũ khí hạt nhân ở châu Âu, căn cứ không quân Incirlik thuộc Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều nhất - khoảng 50 đầu đạn hạt nhân, có nhiều tin đồn cho rằng, trong bối cảnh căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, các đầu đạn có thể đã bị vận chuyển đến quốc gia khác.