Giới chuyên gia quan ngại về tính minh bạch trong phát triển vaccine COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Giới chuyên gia y tế khẳng định rằng sự minh bạch đã trở thành một ưu tiên hàng đầu trong cuộc chạy đua phát triển vaccine ngừa COVID-19 mà hiện có thể trở thành cuộc phát triển vaccine nhanh nhất trong lịch sử.
Một nhà nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu vaccine của Sinovac Biotech, trụ sở Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Một nhà nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu vaccine của Sinovac Biotech, trụ sở Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Sức ép chính trị để sản xuất ra vaccine thành công để ngăn chặn đại dịch đã khiến gần 1 triệu người chết đã làm dấy lên nhiều mối quan ngại, ngay cả khi các nhà quản lý và giới chức y tế các nước trên thế giới liên tục đảm bảo rằng tính an toàn và hiệu quả được họ đặt lên hàng đầu.

Tăng niềm tin của dư luận vào các chủng vaccine cần có sự minh bạch, các nhà khoa học và chuyên gia y tế tranh luận đồng thời hối thúc các công ty dược phẩm công bố thêm thông tin về các vòng thử nghiệm lân sàng, tránh đốt cháy giai doạn trong tiến trình đã được quy định sẵn.

“Sự minh bạch trong các vòng thử nghiệm lâm sàng, đàm phán giá cả, nghiên cứu và đầu tư phát triển là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công bằng tới các chủng vaccine” – Hội đồng COVID-19 ccuar Tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet, viết.

Tuần trước, 2 hãng phát triển vaccine của Mỹ, Pfizer và Moderna, dường như đã đáp lại lời kêu gọi trên và công bố chi tiết về các quy tắc trong thử nghiệm lâm sàng vaccine mà họ sử dụng để đánh giá các ứng viên vaccine – vốn là thông tin được giữ bí mật trong các vòng thử nghiệm. Công ty dược của Anh AstraZeneca cũng có hành động tương tự.

“Đây rõ ràng là một bước đi chưa từng có tiền lệ” – John Donnelly, người đứng đầu hãng tư vấn Vaccinology Consulting, nói – “Trong điều kiện bình thường, nếu nhiều công ty đang cạnh tranh để sản xuất vaccine, họ sẽ không bao giờ làm vậy”.

Việc các hãng dược công khai thông tin đã làm dấy lên một làn sóng phân tích và phê bình về phương thức – trong đó bao gồm các giai đoạn nội bộ mà mỗi công ty áp dụng để đánh giá kết quả. Giới chuyên gia cho rằng những giai đoạn này có thể là lúc mà các công ty muốn phe duyệt vaccine của họ.

Những thông tin như vậy đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở nước Mỹ, bởi Nhà Trắng từng nói một chủng vaccine có thể được phê chuẩn ngay trong tháng 10 năm nay, trước kỳ bầu cử Tổng thống ngày 3/11, làm dấy lên nhiều quan ngại về sự can thiệp chính trị vào quy trình phê chuẩn.

Việc giới khoa học và chuyên gia y tế kêu gọi minh bạch xuất hiện trong lúc mà 9 chủng vaccine ngừa COVID-19 đã bước vào giai đoạn 3 thử nghiệm, trong đó một vài chủng đã được sử dụng.

Số này bao gồm các ứng viên vaccine ở Trung Quốc, nơi mà nhiều chủng vaccine được các công ty trong nước phát triển và được phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp đối với các nhóm người chịu rủi ro cao – như các nhân viên y tế tuyến đầu. Tuần trước, các chủng vaccine mà Trung Quốc phát triển đã được chính quyền UAE phê chuẩn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Vaccine Sputnik V của Nga, từng gây sốc cộng đồng quốc tế sau khi được phê chuẩn ngay sau các cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với 76 tình nguyện viên, cũng nhận phải lời kêu gọi minh bạch hơn của giới chuyên gia.

Cuối tuần trước, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đã thể hiện rõ quan ngại của họ, nói rằng có nhiều thông tin còn thiếu trong kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu vaccine Nga. Họ kêu gọi “câu trả lời chi tiết và công khai các dữ liệu sẵn có”. Bức thư của các nhà khoa học này đã được đăng tải trên Tạp chí The Lancet.

Những lời kêu gọi minh bạch như vậy từ cộng đồng khoa học đã trở thành thành phần không thể thiếu trong việc phát triển vaccine COVID-19; theo chuyên gia miễn dịch học Kylie Quinn, thuộc ĐH RMIT ở Melbourne, Australia. Minh bạch là “nguyên tắc cơ bản trong phát triển vaccine”; bà nói.

Vị chuyên gia thêm rằng động thái mới đây của Pfizer, Moderna và AstraZeneca có thể đặt ra tiền lệ tốt trong việc chia sẻ thông tin của các công ty dược phẩm – không chỉ có quy tắc và cả dữ liệu của thử nghiệm giai đoạn 3. Điều này sẽ giúp tạo dựng lòng tin của người dân với các chủng vaccine.

“Bạn cần phải có một chủng vaccine an toàn, và bạn cần có một chủng vaccine hữu hiệu, bạn cần có niềm tin của công chúng” – bà Quinn nói – “Nguyên liệu chính ở đây là lòng tin”.