“Chỉ mới qua 5 dự án như nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy tơ sợi Đình Vũ, nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất, dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy bột giấy Phương Nam, tổng giá trị đầu tư hơn 30 ngàn tỷ mà không hiệu quả hoặc bỏ hoang không sản xuất, rồi so sánh với hàng triệu người dân đang lao động nhọc nhằn mưu sinh, chỉ cần có thêm vài trăm ngàn đồng một tháng là có cơ hội cải thiện cuộc sống, sẽ thấy lãng phí lớn, khổng lồ thế nào” – Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng nay (29/7).
Bên cạnh tổn thất về kinh tế, vị đại biểu đến từ Kon Tum có cho rằng, điều này làm suy giảm niềm tin. “Đầu tư lãng phí từ tiền đóng thuế là có lỗi với người dân” và ông cũng yêu cầu các cử tri là “lấp các lỗ hổng” trong quá trình đầu tư.
Còn theo ý kiến của đại biểu Trần Xuân Hùng (Hà Nam) chỉ ra 3 lĩnh vực lãng phí mà xã hội đang bức xúc là đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng đất và nguồn nhân lực.
Ông Hùng nói: “Nhiều nghìn tỷ đồng đầu tư hàng năm cho đào tạo lao động, sinh viên nhưng ra trường không tìm được việc làm”, vị đại biểu này còn nhấn mạnh: “Diện tích đất bình quân đầu người ở VN thấp nhất thế giới nhưng quản lý, sử dụng không hiệu quả. Tám triệu ha đất giao cho các nông, lâm trường quốc doanh, đang bị sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích, nhiều nơi chuyện nhượng bất hợp pháp, để hoang hóa, trong khi người dân thiếu đất canh tác”
Đại biểu Hà Nam cũng đề nghị phân tích để chỉ ra trách nhiệm trong từng khâu, xử lý triệt để và hiệu quả, nhấn mạnh vào khâu phê duyệt chủ trương để ngăn chặn lãng phí ngay từ khi chưa triển khai dự án.
“Công khai kết quả kiểm toán cũng sẽ góp phần đưa ra ánh sáng thất thoát, lãng phí, tạo áp lực và dư luận xã hội đối với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân”, ông Trần Xuân Hùng nói.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đánh giá “ Kinh tế nông nghiệp đã là bệ đỡ khi kinh tế suy giảm và vẫn sẽ là bệ đỡ trong thời gian tới, nhưng tiếc rằng lĩnh vực này lại đang tụt hậu so với các ngành kinh tế khác.
Trong khi sức nóng của các hiệp định thương mại tự do thế giới (FTA) đang “phả vào gáy”, các doanh nhân, doanh nghiệp lại chưa có sự chuẩn bị gì đáng kể. “Nhiều nông dân lo lắng, cứ làm ăn thế này, giữ miếng cơm manh áo còn khó chứ chưa nói gì có sản phẩm cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trườn thế giới” – đại biểu tỉnh Hòa Bình chăn trở.
Các đại biểu yêu cầu, Chính phủ phải xác định rõ lỗ hổng trong quá trình đầu tư, trách nhiệm cá nhân, tập thể và xử lý thỏa đáng. Đồng thời, Chính phủ cần giải quyết tận gốc rễ những nút thắt về chi tiêu CP, nợ công, nợ xấu, chậm chạp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.