Tuy nhiên, điều đáng chú ý với các quan chức Ủy ban châu Âu (EC) đó là dường như tất cả đều có xuất xứ và được phát triển tại Mỹ.
Chính vì vậy, tại Liên minh châu Âu (EU) người tra đang ngày càng đang nói nhiều tới một dự án xây dựng dịch vụ xã hội của riêng châu Âu với tên gọi "Fiware".
Dự án này được khởi động từ năm 2011 giữa EU và một đối tác tư nhân là tập đoàn quốc tế về công nghệ số với tổng số vốn đầu tư khoảng 300 triệu euro.
Hình dung đơn giản, "Fiware" là một môi trường ứng dụng, kết nối các thiết bị cứng (máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh...) để người sử dụng có thể trao đổi và xử lý thông tin.
"Fiware made in EU" cũng sẽ là một công cụ nguồn mở, cho phép sử dụng miễn phí và các nhà phát triển có thể tiếp tục bổ sung, hoàn thiện theo thời gian. Các tập đoàn viễn thông lớn của châu Âu như Telephonica hay Ericsson cũng tham gia phát triển các phần mềm ứng dụng cho môi trường "Fiware".
Không nhất thiết mang quốc tịch châu Âu, các công ty, cá nhân ngoài châu Âu cũng có thể tiếp cận sử dụng công cụ này mà không có hạn chế nào.
Đại diện cho Cục Sáng chế mạng thuộc EC, ông Jésus Villasante cho biết "Dù đến từ Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc hay Mỹ La tinh, bạn đều có thể sử dụng Fiware... Điều chúng tôi không muốn là những nhà cung cấp độc quyền trên thị trường có quyền định đoạt giá trị. Với chúng tôi, Internet là môi trường mở vì vậy các ý tưởng mới hoàn toàn có thể cạnh tranh với những ý tưởng sáng lập ban đầu".
Christian Ludtke, một chuyên gia về công nghệ số đến từ Đức, so sánh rằng "Fiware sẽ như một hộp đồ chơi xếp hình Lego khổng lồ" có thể xuất hiện dưới hình thức một dịch vụ web, mây điện toán hoặc đơn giản chỉ là một giao diện sử dụng.
Cho đến nay, với mục đích quảng bá, đẩy mạnh việc tiếp cận và sử dụng công cụ mới, EU đang đầu tư khoảng 80 triệu euro cho khoảng 1.000 đối tác doanh nghiệp chấp nhận sử dụng thí điểm, phát triển ứng dụng trong môi trường "Fiware".
Riêng với 16 đối tác được xác định là nòng cốt trong việc cam kết sử dụng thí điểm và quảng bá cho "Fiware", số tiền hỗ trợ có cho mỗi đối tác thể lên tới 150.000 euro.
Theo ủy viên EC phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội số hóa Guenther Oettinger, thực tế này cần phải được thay đổi trong tương lai. "Trong tương lai, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp của châu Âu sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược phát triển các ứng dụng số chất lượng cao và việc áp dụng những công nghệ tin học hiện đại nhất", ông Guenther Oettinger phát biểu trong một sự kiện hồi cuối tháng 3 tại Brussels (Bỉ).
Bước đầu, dự án đã nhận được phản hồi tích cực khi một số doanh nghiệp cho rằng bản thân "Fiware hấp dẫn hơn cả số tiền hỗ trợ sử dụng thí điểm từ EC". Tuy nhiên, cũng có dư luận cho rằng EU đang đầu tư tiền của cho một giải pháp số không phải là ưu việt nhất và có rất nhiều phương án thay thế.
Đại diện cho dự án, ông Jésus Villasante lại cho rằng điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp đã mạnh dạn thử sử dụng "Fiware" để xem có thực sự có ích cho công việc hay không để có quyết định cuối cùng.
Theo: Báo Tin Tức