Cận cảnh tên lửa chống tăng bị chính lớp phòng thủ của xe tăng tiêu diệt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đoạn video được cơ quan truyền thông nhà nước One Russia đăng tải, cho thấy một binh sĩ Lực lượng Mặt đất Nga bắn tên lửa chống tăng RPG-7 vào chiếc xe tăng T-72B3
Cận cảnh tên lửa chống tăng bị chính lớp phòng thủ của xe tăng tiêu diệt (Ảnh: Popular Mechanics)
Cận cảnh tên lửa chống tăng bị chính lớp phòng thủ của xe tăng tiêu diệt (Ảnh: Popular Mechanics)

Một đoạn video mới của Nga cho thấy cảnh chiếc xe tăng chiến đấu tự vệ trước tên lửa chống tăng. Hệ thống bảo vệ chủ động (APS) của xe tăng phát hiện đạn súng phóng lựu đang bay tới và phóng một vòng đạn kích nổ đánh chặn, hạ gục quả rocket khi nó có thể tác động vào thân xe tăng.

Hệ thống này cho phép Nga tiếp tục sử dụng các xe tăng cũ hơn mà không phải trang bị lớp giáp mới cho chúng và tránh được vấn đề xe tăng mới ngày càng nặng hơn.

Đoạn video được cơ quan truyền thông nhà nước One Russia đăng tải, cho thấy một binh sĩ Lực lượng Mặt đất Nga bắn tên lửa chống tăng RPG-7 vào chiếc xe tăng T-72B3. Thay vì lao vào mặt bên của thân xe tăng, tên lửa bất ngờ bị nổ tung bởi một vật thể bay ra từ tháp pháo của xe tăng.

Arena-M, hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng, là một ví dụ về APS, một công nghệ mới nhằm bảo vệ xe tăng khỏi các tên lửa chống tăng đang bay tới.

Đây là cách nó hoạt động: Xe tăng hoặc xe bọc thép được trang bị nhiều radar millimeter-wave (bước sóng trong khoảng mm), mỗi radar hướng ra ngoài và bao phủ một vòng cung khác nhau trên bầu trời. Nếu các radar nhận biết được tên lửa đang bay tới, chúng sẽ theo dõi mục tiêu và xác định xem mục tiêu có đang va chạm với phương tiện hay không. Nếu đúng như vậy, APS sẽ tự động phóng một quả đạn đánh chặn từ một silo bọc thép nằm trên xe tăng và tiêu diệt mối đe dọa.

APS được thiết kế để vô hiệu hóa mối đe dọa từ các đầu đạn dạng nổ lõm. Các loại đạn xuyên giáp thông thường đòi hỏi nòng súng lớn, sơ tốc đầu đạn cao và đầu đạn đặc để có thể xuyên thủng giáp xe tăng, do đó không dễ để bố trí trên chiến trường. Mặt khác, các đầu đạn chống tăng dạng nổ lõm (độ nổ cao) dựa vào phản ứng nổ để phóng ra một thanh kim loại với tốc độ phản lực xuyên qua lớp thép xe tăng.

Các hệ thống APS như Arena được thiết kế để ngăn chặn tên lửa chống tăng, chẳng hạn như TOW của Mỹ (Ảnh: Popular Mechanics)

Các hệ thống APS như Arena được thiết kế để ngăn chặn tên lửa chống tăng, chẳng hạn như TOW của Mỹ (Ảnh: Popular Mechanics)

Thanh kim loại phản lực, được áp dụng để chống lại giáp xe tăng, có thể cắt xuyên thép một cách dễ dàng và vô hiệu hóa xe tăng. Không giống như đạn xuyên giáp thông thường, đầu đạn nổ lõm chống tăng có thể được đặt trên các loại tên lửa tầm ngắn, thậm chí lựu đạn cầm tay và mìn chống tăng nhưng vẫn giữ được hiệu quả tương đương. Vì chúng khá nhỏ và nhẹ, các loại đạn lượng nổ lõm còn có thể phóng đi từ các tên lửa vác vai như AT-4 của Mỹ hoặc RPG của Nga.

Lượng nổ lõm là một vấn đề thực sự đau đầu đối với các xe tăng. Tại sao? Bởi vì chúng dễ sử dụng, có nghĩa là ngay cả người bình thường cũng có thể hạ gục xe tăng. Chúng cũng có hiệu quả cao và luôn được cải tiến tốt hơn, khiến những chiếc xe tăng cũ dễ bị vô hiệu trước các loại vũ khí chống tăng mới. Và khi các nhà thiết kế xe tăng bổ sung thêm nhiều lớp giáp dày hơn để bảo vệ phương tiện và tổ lái, các phương tiện này sẽ càng nặng hơn bao giờ hết.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 (Ảnh: Popular Mechanics)

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 (Ảnh: Popular Mechanics)

Trong Chiến tranh Lạnh, các lực lượng Hoa Kỳ và NATO đã lên kế hoạch ngăn chặn một cuộc tấn công bằng xe tăng của Liên Xô với hàng loạt súng phóng lựu và tên lửa được trang bị lượng nổ lõm. Liên Xô đã tạo ra một số biện pháp đối phó, bao gồm cả APS cải tiến. Nga, nước kế thừa xe tăng và công nghệ của Liên Xô, tiếp tục phát triển công nghệ này.

Liên Xô lần đầu tiên triển khai loạt xe tăng T-72, trong đó có T-72B3 trong đoạn video, vào những năm 1970, nghĩa là chúng có tuổi đời nửa thế kỷ. Thay vì bổ sung thêm vài tấn áo giáp để đối phó với vũ khí chống tăng hiện đại — điều này sẽ gây áp lực cho động cơ, hệ thống treo, hộp số và thậm chí cả động cơ quay tháp pháo của xe tăng — một bộ Arena-M chỉ nặng 1,4 tấn.

Có một số nhược điểm đối với APS. Các chuyên gia đã mô tả các loại đạn đánh chặn giống như đạn shotgun, khi bắn ra nhiều mảnh vụn theo hướng tên lửa đang bay tới. Điều đó khiến hệ thống gây nguy hiểm đối với môi trường xung quanh, đặc biệt là với lính bộ binh. Các quốc gia khác giải quyết vấn đề này bằng cách tiến hành đánh chặn đạn xa xe tăng hơn hoặc sử dụng một vụ nổ nhỏ hơn, tập trung hơn.

Một chiếc xe tăng M1A2 Abrams của Quân đội Hoa Kỳ được trang bị Trophy APS. Các "tai dumbo" ở mỗi bên tháp pháo với các chốt kim loại không sơn là hệ thống phát hiện radar sóng milimet (Ảnh: Popular Mechanics)

Một chiếc xe tăng M1A2 Abrams của Quân đội Hoa Kỳ được trang bị Trophy APS. Các "tai dumbo" ở mỗi bên tháp pháo với các chốt kim loại không sơn là hệ thống phát hiện radar sóng milimet (Ảnh: Popular Mechanics)

Quân đội Hoa Kỳ đã trang bị cho lữ đoàn xe tăng M1 Abrams với Trophy APS do Israel sản xuất, và các xe tăng và xe chiến đấu bọc thép khác trên toàn thế giới đang dần áp dụng các hệ thống bảo vệ chủ động của riêng họ. Xe tăng hiện đại nhất của Nga, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, sử dụng một hệ thống mới có tên là Afghanit.

Theo Popularmechanics