1. Asus ROG Zephyrus M15
Asus ROG Zephyrus M15 (Ảnh: PC Mag) |
Điểm cộng
Zephyrus M15 thừa hưởng gần như toàn bộ các đặc điểm kiểu dáng thiết kế trên thế hệ trước. Máy vẫn sử dụng chất liệu hợp kim nhôm-magie, phần mặt trên có họa tiết phay xước và đường cắt chéo cá tính tạo nên điểm nhấn cho chiếc máy. Các góc máy được thiết kế vuông vắn, tạo cảm giác thanh lịch những đen đến sự hầm hố của một chiếc laptop gaming. Bản lề của máy chắc chắn, người dùng có thể mở máy bằng một tay.
Ngoài phiên bản màu đen cơ bản, Zephyrus M15 còn có phiên bản màu xám với Logo ROG được thu nhỏ lại, các phần họa tiết chuyển sang dạng nhám mờ, trông sẽ bớt "hầm hố" hơn phiên bản màu đen. Phiên bản màu xám sẽ dành cho những bạn mua máy với nhu cầu làm việc và học tập nhiều hơn là gaming, máy sẽ trông nhẹ nhàng và có phần văn phòng hơn.
Asus ROG Zephyrus M15 sở hữu một thiết kế gọn nhẹ (Ảnh: PC Mag) |
Điểm cộng tiếp theo của Zephyrus M15 đến từ trọng lượng và độ mỏng của chiếc máy. Nếu so với những chiếc laptop gaming thì Zephyrus M15 thuộc hàng top những chiếc laptop gaming mỏng nhẹ nhất trên thị trường. Máy chỉ có độ dày tối đa là 18,9mm, máy nặng 1,9 kg, mỏng và nhẹ hơn đáng kể so với các thế hệ trước. Với độ mỏng nhẹ này người dùng không phải quá lo lắng trong quá trình di chuyển máy.
Độ hoàn thiện của Zephyrus M15 là rất tốt, máy được trang bị những tấm gia cường hình tổ ong bên dưới phần kê tay đi cùng với cấu trúc nguyên khối uốn cong giúp củng cố khả năng chịu lực cho khu vực này.
Máy có đầy đủ các cổng kết nối (Ảnh: PC Mag) |
Mặc dù mỏng nhẹ nhưng Zephyrus M15 vẫn có đầy đủ các cổng kết nối cần thiết cho việc học tập và làm việc bao gồm 1 cổng USB Type C 3.2 Gen 2 hỗ trợ Thunderbolt 3, DisplayPort 1.4 và Power Delivery cho phép vừa sạc pin, vừa xuất hình ảnh, âm thanh, truyền dữ liệu tốc độ cao với băng thông tối đa tới 40Gbps. Bên cạnh đó là 3 cổng USB 3.1 Type A, trong đó có 1 cổng là USB 3.2 Gen 2 và 2 cổng 3.2 Gen 1. Các kết nối còn lại gồm HDMI 2.0b, giắc tai nghe và mic 3.5mm riêng biệt có tích hợp DAC ESS Hi-Fi, cổng mạng dây RJ45 1Gbps, khe cắm khóa Kensington. Đáng tiếc là Asus đã không trang bị đầu đọc thẻ SD, một tính năng hết sức cần thiết với những ai hay làm việc với máy ảnh.
Màn hình của Asus ROG Zephyrus M15 (Ảnh: MEGA) |
Điểm cộng tiếp theo của Zephyrus M15 là phần màn hình. Màn hình của máy có phần viền mỏng gọn chỉ 6,2mm ở cả 3 cạnh khiến cho chiếc máy trông rất thanh thoát. Tỷ lệ màn hình trên thân máy là 81% mang đến không gian hiển thị rộng, thoáng đãng. Kích thước màn hình 15,6 inch với tấm nền IPS Full HD.
Điểm nhấn trên màn hình của Zephyrus nằm ở tần số quét và thời gian phản hồi lên đến 240Hz và 3ms giúp các nội dung hiển thị mượt mà. Vì có tần số quét màn hình cao, nên trải nghiệm chơi những tựa game tốc độ cao như bắn súng góc nhìn thứ nhất sẽ rất mượt mà. Màn hình của Zephyrus M15 còn được hiệu chỉnh màu sắc từ khi xuất xưởng theo chuẩn Pantone với khả năng hiển thị 100% dải màu sRGB. Chính bởi điều này nên màu sắc hiển thị trên máy rất tự nhiên, độ tương phản tốt, độ chính xác cao, góc nhìn rộng, phù hợp với những bạn thường xuyên phải thực hiện các tác vụ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.
Độ sáng màn hình của máy cũng ở mức rất tốt, người dùng có thể sử dụng máy ngay dưới những nguồn ánh sáng mạnh hoặc ngoài trời mà không lo xuất hiện hiện tượng lóa màn hình.
Hệ thống loa của của Asus ROG Zephyrus M15 cho chất lượng âm thanh hay (Ảnh: PC Mag) |
Âm thanh là điểm cộng tiếp theo trên Zephyrus M15. Hai loa của máy được bố trí ở mặt dưới, âm lượng loa ngoài lớn, có thể nghe tốt trong trong những phòng có diện tích nhỏ. Ngoài âm lượng lớn, chất lượng âm thanh của Zephyrus M15 cũng sẽ đem đến sự hài lòng cho người dùng. Âm trầm chắc, dải cao không bị chói, gắt kể cả khi bật ở mức âm lượng tối đa 100%. Loa ngoài của máy hoàn toàn có thể đáp ứng như cầu giải trí như chơi game, xem phim, nghe nhạc mà không cần phải cắm tai nghe ngoài.
Người dùng cũng có thể tùy chỉnh chuyên sâu về âm thanh để phù hợp với tai nghe mỗi người thông qua phần mềm Sonic Studio II được tích hợp sẵn trên máy. Người dùng có thể tăng giảm âm bass, treble, tùy biến âm thanh theo từng tình huống cụ thể để nghe nhạc, xem phim, chơi game v.v...
Hệ thống bàn phím trên Asus ROG Zephyrus M15 (Ảnh: PC Mag) |
Zephyrus M15 tiếp tục quay trở lại với kiểu sắp xếp bàn phím truyền thống điều này đem đến sự thoải mái cho ngời dùng khi sử dụng bàn phím. Phần touchpad của máy cũng được tích hợp luôn phần bàn phím số giúp ích rất nhiều cho những khách hàng thường xuyên phải nhập số liệu. Phần bàn phím của Zephyrus M15 được trang bị hệ thống đèn LED RGB đa màu sắc. Độ sáng của hệ thống đen LED RGB này là rất cao, có nhiều hiệu ứng nháy đèn cho người dùng có thể lựa chọn. Kích thước các phím hợp lý, hành trình phím khá sâu, độ nảy phím tốt đem đến trải nghiệm gõ phím thoải mái, gõ văn bản trong thời gian dài không gây mỏi tay cho người dùng.
Asus ROG Zephyrus M15 sở hữu hiệu năng mạnh mẽ (Ảnh: MEGA) |
Về hiệu năng Asus ROG Zephyrus M15 sử dụng CPU Intel Core i7-10750H 6 nhân 12 luồng, xung nhịp cơ bản 2,6GHz, có thể tăng tốc Turbo Boost Max 3.0 lên 4,8 GHz, hoặc Thermal Velocity Boost lên 5 GHz, 12 MB cache, TDP 45 W. Máy sử dụng card đồ họa NVIDIA GeForce GTX 1660 Ti, 6 GB GDDR6, hỗ trợ tăng tốc xung nhịp lên 1690MHz 80W đi cùng với RAM 16GB và ổ SSD 512 GB. Đây là một mức cấu hình mạnh mẽ đối với một chiếc laptop gaming. Các tác vụ hàng ngày như lướt web, check mail, các tác vụ văn phòng máy đều thực hiện một cách mượt mà. Những tác vụ nặng hơn như edit video máy cũng vẫn hoàn thành tốt vai trò của mình.
Với card đồ họa GTX 1660 Ti, Zephyrus M15 đủ sức "cân" mọi tự game phổ biến trên thị trường hiện nay. Khi chơi game máy luôn giữ được ở mức FPS ổn định, không xuất hiện hiện tượng giật lag hay drop FPS bất thường khi chơi game. Zephyrus M15 sử dụng keo tản nhiệt bằng kim loại lòng của hãng Thermal Grizzly nên việc tản nhiệt của máy cũng tốt hơn. Khi chơi game máy đạt nhiệt độ dao động khoảng 80 độ C, đây là một con số hợp lý.
Hệ thống tản nhiệt trên Asus ROG Zephyrus M15 hoạt động tốt (Ảnh: PC Mag) |
Asus còn cho phép người dùng có thể chỉnh các chế độ quạt tản nhiệt trên Zephyrus M15. Sẽ có 3 chế độ quạt tản nhiệt cho người dùng lựa chọn đó là chế độ Silent (im lặng), Performance (hiệu năng cao) và Turbo (tăng tốc). Người dùng có thể để chế độ tự động để máy có thể chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hoặc người dùng cũng có thể tự mình chỉnh các chế độ quạt gió. Khi chuyển sang chế độ Turbo, hiệu năng của máy được cải thiện đáng kể, người dùng nên sử dụng chế độ này khi thực hiện các tác vụ nặng.
Điểm trừ
Phần mặt lưng của máy rất dễ bám mồ hôi và dấu vân tay (Ảnh: Ultrabook Review) |
Phần nắp máy rất dễ bám mồ hôi và dấu vân tay, người dùng cần phải lau chùi thường xuyên nếu như muốn chiếc máy của mình luôn sáng bóng.
Một điểm trừ lớn trên Zephyrus M15 đó chính là việc máy không có webcam nên sẽ rất bất tiện cho những khách hàng thường xuyên phải họp online nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 chưa chấm dứt. Để có thể thực hiện các cuộc gọi video call người dùng bắt buộc phải mua 1 camera rời để kết nối với máy.
2. Razer Blade 15
Razer Blade 15 (Ảnh: Tech Radar) |
Điểm cộng
Razer Blade 15 có thiết kế giống so với phiên bản trước đó, vẫn là một thiết kế bắt mắt, tinh tế. Khung máy được làm từ hợp kim nhôm màu đen tuyền với các cạnh được làm nhọn. Biểu tượng "rắn ba đầu" của Razer vẫn được làm nổi bật ở mặt lưng máy, logo này sẽ phát sáng khi máy được bật lên. Giống như những người đàn anh, Razer Blade có hai loa được đặt ở 2 bên cạnh của bàn phím với nút nguồn được nằm phía bên trên của loa phải. Viền bezels của Razer Blade 15 mỏng hơn so với bất kỳ chiếc laptop gaming nào khác mà chúng ta từng thấy. Máy sử dụng webcam 1Mp có thể ghi hình ở độ phân giải HD.
Máy có thiết kế khá giống với phiên bản tiền nhiệm (Ảnh: Tech Radar) |
Razer Blade 15 được trang bị hệ thống tản nhiệt bao gồm quạt 44 cánh, một buồng hơi, các tấm nhiệt được làm bằng than chì và 68 vây nhiệt. Khi sử dụng các tác vụ thường ngày quạt tản nhiệt chạy rất êm ái, hầu như không nghe thấy bất kỳ tiếng ồn nào phát ra từ quạt tản nhiệt khi sử dụng. Khi thực hiện các tác vụ nặng như chơi game, edit ảnh, video thì quạt tản nhiệt bắt đầu hoạt động hết công suất và tạo ra tiếng ồn nhất định. Tuy nhiên tiếng ồn này không quá to đến nỗi khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu. Hệ thống tản nhiệt hoạt động tốt, nhiệt độ của máy luôn giữ ở mức ổn định, không quá nóng khi thực hiện các tác vụ nặng.
Phần Touchpad trên của Razer Blade 15 giống hệt so với phiên bản trước. Độ nhạy và độ chính xác vẫn rất tốt, độ lớn của touchpad nằm ở mức trung bình tạm chấp nhận được.
Màn hình Razer Blade 15 có chất lượng hiển thị tốt (Ảnh: Tech Radar) |
Màn hình trên Razer Blade 15 có một vài thay đổi lớn so với phiên bản trước. Tấm nền IPS FHD 15.6 inch của máy có tần số quét lên đến 240 Hz, đây là một sự nâng cấp đáng kể so với sản phẩm tiền nhiệm. Độ phủ sRGB của màn hình là 93,4%, tạo ra khối lượng gam màu sRGB là 106%. Độ chính xác màu trên máy là khá tốt tuy nhiên nếu người dùng cần mua một chiếc máy để chuyên thiết kế đồ họa thì chất lượng màn hình này là chưa đủ. Độ sáng màn hình của máy cũng là rất tốt, người dùng có thể sử dụng thoải mái máy ở trong điều kiện ánh sáng mạnh mà không lo xuất hiện hiện tượng lóa màn hình. Tỷ lệ tương phản của màn hình là 1.128:1, rất mạnh mẽ bảo đảm hình ảnh hiển thị luôn sống động, chân thực với sự cân bằng giữa các mảng màu sáng tối.
Razer Blade 15 có hiệu năng mạnh mẽ (Ảnh: Tech Radar) |
Hiệu năng cũng là một điểm cộng lớn trên Razer Blade 15 2019. Máy sử dụng chip Corei7-9750H octa-core cùng với dung lượng RAM tối đa có thể nâng cấp lên đến 64 GB. Về khả năng đồ họa, trong bài test GFXBench Car Chase, Blade 15 2019 duy trì tốc độ khung hình 203,6 fps, một kết quả tuyệt vời chỉ đứng sau Asus ROG Strix Scar III. Tuy nhiên thì ở bài test Last Light 1080p thì nó lại vượt mặt đại diện của Asus, tốc độ trung bình 146fps ngang ngửa với chiếc Acer Predator Helios 500.
Điểm trừ
Razer Blade 15 không được trang bị đầy đủ các cổng kết nối (Ảnh: Tech Radar) |
Số lượng cổng kết nối trên Razer Blade 15 là khá nhiều tuy nhiên nó chưa đủ, . Ở cạnh trái là 2 cổng USB-A (một cổng có PowerShare để sạc cho thiết bị khác), jack 3.5mm, cổng sạc. Ở cạnh phải là cổng USB-A thứ 3, USB-C Thunderbolt 3, HDMI 2.0 và mini-Display Port, khóa Kensington.
Hệ thống bàn phím sắp xếp chưa hợp lý (Ảnh: Tech Radar) |
Hệ thống bàn phím của Razer Blade 15 được sắp xếp chưa thực sự hợp lý. Trước hết, Razer đã để nút Enter to hơn để dễ bấm hơn. Chính điều này khiến các phím khác bị thu hẹp lại, như nút Shift bên trái (chỉ còn một nửa so với bản cũ). Và, vẫn có nút Fn đặt góc dưới cùng bên phải gần phím mũi tên. Thực sự mà nói sự xuất hiện của nút này ở đó khiến cảm giác bấm của mình bị xáo trộn đáng kể, gây khó chịu cho người dùng.
Hệ thống đèn LED trên Razer Blade 15 cũng khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu bởi đèn chỉ phát sáng ở các nút chức năng, những phím phụ thì không được trang bị đèn LED khiến cho tổng thể phần bàn phím không được liền lạc, giảm tính thẩm mỹ của chiếc máy.
Phần Touchpad của máy (Ảnh: Tech Radar) |
Dung lượng pin là một điểm trừ lớn trên Razer Blade 15. Trong bài thử nghiệm thực tế trên trang The Verge, Razer Blade 15 chỉ có thể trụ được khoảng 1 tiếng 51 phút khi thực hiện các tác vụ hỗn hợp, Đây là một thời lượng pin đáng thất vọng.
3. Tổng kết
Mặt dù Razer Blade 15 có những điểm được nâng cấp tốt hơn so với phiên bản trước tuy nhiên nếu để nói Razer Blade 15 là một chiếc laptop gaming số 1 trong tầm giá thì chưa hẳn. Ngoài điểm yếu thời lượng pin kém thì mọi thứ trên Razer Blade 15 vẫn làm tốt, từ thiết kế, hiệu năng, tản nhiệt cho đến trải nghiệm chơi game trên chiếc máy là rất tốt.
Còn đối với Asus ROG Zephyrus M15 máy đã xóa bỏ đi quan niệm một chiếc laptop gaming là phải to, nặng. Mặc dù là một chiếc laptop gaming nhưng Asus ROG Zephyrus M15 vẫn đem đến cho người dùng sự linh hoạt khi sử dụng. Máy phục vụ tốt các tác vụ làm việc văn phòng lẫn các tác vụ giải trí như chơi game. Máy có thiết kế hiền hòa, không quá hầm hố như những chiếc laptop gaming khác, phù hợp cho những người không thích sự nổi bật, những người làm việc văn phòng.
Hiện Asus ROG Zephyrus M15 đang được bán với mức giá khoảng 33 triệu đồng, còn Razer Blade 15 đang được bán với mức giá khoảng 37 triệu đồng trên thị trường.
Dịch tổng hợp từ Tech Radar, PC Mag, PC Gamer, MEGA