Chấn thương nặng khiến em H. bị ngừng tuần hoàn, ngừng thở, phải tới Bệnh viện Thể thao Việt Nam để cấp cứu. Ngay lập tức, em H. được các bác sĩ thực hiện hồi sinh tim phổi trong khoảng 35 phút tim, sau đó, tim của em đập trở lại.
Tuy nhiên, em H. không tỉnh lại, vì vậy các bác sĩ đặt ống thở máy cho em rồi chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để tiếp tục điều trị.
“Nhận thấy tình trạng bệnh nặng của em H., các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai đã hội chẩn liên khoa. Các chuyên gia nhận thấy em H. có nhiều cơ hội hồi phục, vì vậy đã thống nhất cần áp dụng ngay các biện pháp hồi sức và kỹ thuật cao để cứu em, trong đó có kỹ thuật hạ thân nhiệt” – Bác sĩ Lương Quốc Chính - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết.
Tuy nhiên sau đó, tình trạng sức khỏe của em H. tiếp tục chuyển biến xấu, thường xuyên bị rối loạn nhịp tim. Để cứu em H., các bác sĩ phải túc trực trong nhiều ngày, liên tiếp thực hiện hội chẩn liên khoa bằng mọi hình thức: qua điện thoại, qua Viber hoặc Zalo, hội chẩn trực tiếp ngay tại giường bệnh, tìm mọi biện pháp để giúp em H. qua cơn nguy kịch.
PGS.TS. Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai.
|
Đáp lại những nỗ lực, tậm tâm không biết mệt mỏi của các thầy thuốc, tới ngày thứ 5 hồi sức tích cực, nhịp tim của em H. đã trở về bình thường, em hoàn toàn tỉnh táo, không còn phải thở máy. Em H. tiếp tục được chuyển tới Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai để theo dõi, điều trị.
Tới ngày 15/12, H. khỏi bệnh, được ra viện. Nhưng phải tới hơn 10 ngày sau khi H. được xuất viện, các bác sĩ mới dám khẳng định em đã hồi phục hoàn toàn.
“Đây thực sự là một phần thưởng vô giá đối với tập thể các y bác sĩ, nhà trường và gia đình đã không quản ngại những lúc khó khăn nhất để cứu chữa cho cháu bé” – Bác sĩ Lương Quốc Chính cho biết.
Kỹ thuật hạ thân nhiệt đã giúp em H. sống sót Các chuyên gia cho biết, em H. được cứu sống nhờ áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt cấp cứu kịp thời. Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, kỹ thuật hạ thân nhiệt được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đã được cấp cứu thành công, tim đập trở lại, có mạch nhưng bệnh nhân không hồi tỉnh, tương tự với trường hợp của H. Để hạ thân nhiệt của người bệnh, các sĩ không sử dụng các biện pháp thông thường như chườm đá, truyền nước lạnh, vì các biện pháp này sẽ không kiểm soát được nhiệt độ một cách chính xác nên hiệu quả rất hạn chế. Trong khi đó, tốc độ làm lạnh và tốc độ làm ấm bệnh nhân rất quan trọng, phải có sự hỗ trợ của máy móc để kiểm soát thân nhiệt. “Tại Khoa Cấp cứu A9, các bác sĩ đã sử dụng một ống thông đưa vào mạch máu của bệnh nhân và từ đó thực hiện hạ thân nhiệt điều trị. Thông thường quá trình điều trị sẽ đưa nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống 33 độ (ở người bình thường 36,5 – 37 độ). Sau đó máu sẽ duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 24 giờ để hỗ trợ tế bào não hồi phục” – PGS.TS. Nguyễn Văn Chi giải thích. Sau 24 giờ, máy sẽ làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ, nâng dần nhiệt độ bệnh nhân cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường. Khi nhiệt độ bệnh nhân hạ xuống, não sẽ bớt phù hơn, bớt viêm và tưới máu não, cung cấp oxy tốt hơn, cải thiện tình trạng độc tế bào não từ đó các tế bào não sẽ hồi phục rất ngoạn mục. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, phương pháp hạ thân nhiệt cấp cứu giúp giảm tỉ lệ tử vong xuống 14% và giảm độ di chứng tàn phế xuống 11%. Trên thế giới, cấp cứu ngừng tim bằng phương pháp hạ thân nhiệt đã được thực hiện thường quy, được Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng. Tại Việt Nam, Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên thực hiện phương pháp này. |
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu