Triều Tiên liên tục gây sự, vì sao Trung Quốc “ngậm bồ hòn làm ngọt“


1 tháng sau khi thử bom nhiệt hạch, Triều Tiên lại bất chấp sự chỉ trích của dư luận quốc tế phóng vệ tinh, trong khi đó  Bắc Kinh lại chần chừ không dám “xử lý” Bình Nhưỡng mạnh tay. Đâu là nguyên nhân khiến Bắc Kinh lưỡng lự không dám hành động?
VietTimes -- 5 nguyên nhân Bắc Kinh không ngăn hạt nhân Triều Tiên.
Có 5 nguyên nhân khiến Bắc Kinh luôn phải nhượng bộ trước Bình Nhưỡng
Có 5 nguyên nhân khiến Bắc Kinh luôn phải nhượng bộ trước Bình Nhưỡng

Tờ The Christian Science Monitor của Mỹ đã đăng tải bài viết, phân tích 5 nguyên nhân quan trọng khiến Bắc Kinh không muốn ngăn cản chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Bài viết nhấn mạnh sau khi Triều Tiên phóng vệ tinh, Mỹ lại một lần nữa gây sức ép cho Trung Quốc chấm dứt chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Nếu muốn, Bắc Kinh có thể chấm dứt một cách nhanh chóng và đơn giản “sự sống” của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, tại sao Bắc Kinh không thể hành động dứt khoát?

Trên thực tế, do một số nguyên nhân liên quan đến lợi ích của Bắc Kinh, Trung Quốc không thể vì sự ảnh hưởng của mình mà bắt ép Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. Kể cả khi Washington đe dọa sẽ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc, cũng khó thuyết phục Trung Quốc. Có 5 nguyên nhân quan trọng khiến Bắc Kinh làm như vậy:

1. Cách mạng không hẳn là điều tốt. Trong mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ổn định là điều quan trọng hơn tất cả. Các nhà phân tích Trung Quốc biết rằng xã hội và chính quyền Triều Tiên suy yếu đến mức nào. Cắt đứt nguồn cung dầu mỏ và quan hệ thương mại sẽ khiến đất nước Triều Tiên sụp đổ và rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Cục diện hỗn loạn này sẽ khiến dẫn đến tình trạng tị nạn, sự đối đầu về quân sự sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng mà chắc chắn Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ can thiệp. Đối với Trung Quốc, tất cả những điều này đều là cơn ác mộng.

 Hàng không mẫu hạm Reagan của Mỹ đã có mặt tại Nhật Bản, sẵn sàng can thiệp nếu tình hình biến động

2. Triều Tiên là một vùng đệm ổn định. Mặc dù Bắc Kinh không đồng tình với các làm của người đồng minh từ thời Chiến tranh lạnh trở lại đây, tuy nhiên Trung Quốc cần Triều Tiên với vai trò là một vùng đệm ổn định và an toàn để đối kháng với sự ảnh hưởng của phương Tây. Duy trì sự ổn định cho Triều Tiên đồng nghĩa với việc để Mỹ cách ly ra rìa, đối với một số chuyên gia quân sự của Trung Quốc, điều này gần như liên quan đến sự sinh tồn.

3. Trung Quốc vẫn cần bạn bè và đồng minh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc vài năm gần đây khiến họ không nhận được tình cảm quý mến của các quốc gia láng giềng Trung Quốc vẫn là đồng minh của Triều Tiên. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên luôn bị coi là có thể thay đổi lập trường, cùng phương Tây ký kết một hiệp định hòa giải giống như Iran.

Cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX, cha của nhà lãnh đạo Kim Jong Un là ông Kim Jong Il đạt được nhiều bước tiến trong việc phát triển mối quan hệ thân mật với chính quyền tổng thống Bill Clinton. Từ thập kỷ 50 thế kỷ XX trở lại đây, Bình Nhưỡng luôn thể hiện thái độ hoài nghi rất lớn đối với Bắc Kinh. Mặc dù Trung Quốc và Triều Tiên không có cuộc “hôn nhân” hạnh phúc, nhưng họ cũng không muốn “ly hôn”. Có thể Trung Quốc không muốn mất đi sự kiểm soát đối với người láng giềng này.

4. Cắt cứt nguồn viện trợ và mối quan hệ thương mại sẽ khiến dòng người tị nạn đổ vào Trung Quốc. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nạn đói đã khiến hàng triệu người tị nạn bất chấp những lời cảnh cáo nghiêm ngặt và mối nguy hiểm có thể đối mặt với cái chết, vượt qua biên giới, đổ vào Trung Quốc. Mặc dù hiện tại ít có khả năng xảy ra nạn đói trên quy mô lớn, nhưng Bắc Kinh vẫn lo ngại sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn. Cái giá phải trả của cuộc khủng hoảng này không những rất đắt, mà rất có thể sẽ dẫn đến những căng thẳng trong mối quan hệ chủng tộc, đồng thời cũng vi phạm nguyên tắc chỉ đạo tối cao của Trung Quốc: Ổn định.

5. Một bán đảo Triều Tiên thống nhất là đối thủ cạnh tranh về kinh tế

Trung Quốc sẽ tiếp tục nhẫn nhịn

Báo Mỹ The New York Times cũng đăng tải bài phân tích chỉ ra rằng, đầu tiên, Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư, một tháng sau, quốc gia này lại phóng tên lửa tầm xa, hiện tại Trung Quốc đang ở trong hoàn cảnh khó xử tiến thoái lưỡng nan, tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục nhẫn nhịn trước hành vi khiêu khích của Bình Nhưỡng.

Giáo sư Thời Ân Hồng của Học viện Quan hệ quốc tế trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, chính phủ Trung Quốc rất không hài lòng với cách làm của Triều Tiên, mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo hai nước cũng đang đóng băng, tuy nhiên, khả năng Trung Quốc tiếp tục nhượng bộ trước các hành vi khiêu khích của chính phủ Triều Tiên là rất lớn.

Triều Tiên liên tục gây sự, vì sao Trung Quốc “ngậm bồ hòn làm ngọt“ ảnh 2
 Hàn Quốc tuyên bố đóng cửa, yêu cầu doanh nghiệp rút khỏi KCN Kaesong - Ảnh minh họa: AFP

Ông Thời Ân Hồng cho rằng, mặc dù quản lý Triều Tiên là điều rất khó khăn, tuy nhiên, nếu Triều Tiên trở thành kẻ thù của Trung Quốc thì điều đó càng đáng sợ hơn. Nếu Trung Quốc gây sức ép trừng phạt Triều Tiên, không những sẽ làm suy yếu độ ảnh hưởng của Trung Quốc tới quốc gia này, mà còn có thể kích động Triều Tiên có những hành động cực đoan hơn, hậu quả sẽ thật khó lường.

Giáo sư Thành Hiểu Hà – Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, mục tiêu của Trung Quốc là cùng lúc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Triều Tiên và Hàn Quốc, tuy nhiên sự kiện Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa đã chứng minh được rằng, việc Trung Quốc tìm kiếm sự cân bằng này là hết sức khó khăn.

 Mỹ: Phản ứng của Trung Quốc quá yếu ớt

Tuần trước, cựu chủ tịch các vấn đề châu Á và Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược CSIS của Mỹ Michael Green tham gia một cuộc hội nghị của Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ và phát biểu rằng, Mỹ không nên tiếp tục kỳ vọng việc Trung Quốc sẽ thuyết phục Triều Tiên và có những thay đổi.

Ông Michael Green nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, vụ thử nghiệm mới nhất của Triều Tiên và phản ứng yếu ớt của Trung Quốc cho thấy con đường này sẽ không đem lại cho chúng ta kết quả gì. Một con đường khác là chúng ta tăng cường hợp tác với các nước đồng minh, đồng thời tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa của chúng ta, để sự hợp tác này được hiển thị rõ ràng hơn”.

Ngày 8/2, trong cuộc họp báo thường kỳ, có phóng viên hỏi người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ John Kirby rằng, thời gian Triều Tiên phóng tên lửa rơi đúng vào Tết cổ truyền của Trung Quốc, việc Triều Tiên lựa chọn thời điểm này có hàm nghĩa đặc biệt gì hay không.

Hàng không mẫu hạm hạt nhân USS John C. Stennis đang chở theo lực lượng hải quân Mỹ đã vào Tây Thái Bình Dương, chuẩn bị tiến vào bán đảo Triều Tiên

Ông John Kirby trả lời: “Chúng ta có thể suy đoán thời điểm phóng vệ tinh này là cố tính. Chúng ta vẫn tin rằng ngoài việc muốn truyền tải thông điệp dám tiếp tục làm ngơ trước nghĩa vụ quốc tế của mình, đồng thời cũng muốn phát đi tín hiệu rằng họ dám không nghe lời Trung Quốc. Chúng tôi tin và tiếp tục tin rằng (hành động của Triều Tiên) là vả vào mặt Trung Quốc.

Tuy nhiên cũng có hãng truyền thông nghi ngờ rằng thực tế hành động của Triều Tiên cũng là đang vả vào mặt nước Mỹ, vì Trung Quốc không gây nhiều sức ép cho Triều Tiên theo sự đốc thúc của Mỹ.

Ông John Kirby nói, Trung Quốc giáp biên giới và có mối quan hệ thương mại với Triều Tiên, đồng thời với tư cách là nước lớn trong khu vực, Trung Quốc có thể phát huy sự ảnh hưởng đặc biệt đối với nước này, Mỹ mong muốn Trung Quốc tiếp tục phát huy được sự ảnh hưởng này để đốc thúc Triều Tiên tuân thủ những cam kết quốc tế. Trước những mối đe dọa liên tiếp mà phía Triều Tiên gây ra, Mỹ và Hàn Quốc quyết định bắt đầu chính thức thảo luận xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD.

Kim Jong Un tranh thủ sự bất đồng Trung-Mỹ để khiêu khích

Đối với vấn đề hạt nhân và mối đe dọa tên lửa từ phía Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt lớn về chủ trương. Mỹ muốn thông qua các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt để chính phủ Triều Tiên sụp đổ, còn Trung Quốc thì không muốn kết quả này xuất hiện.

Theo nguồn tin mật, trong cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tổ chức sau khi Triều Tiên phóng tên lửa, ông Lưu Kết Nhất – đại diện thường trú của Trung Quốc tại Liên hợp quốc cho biết: “Các biện pháp trừng phạt chỉ áp dụng đối với vũ khí sát thương trên quy mô lớn”.

Mặc dù nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có rất nhiều lý do để thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa.

Một là, muốn thực hiện đúng “di chúc” của người cha là ông Kim Jong Il.

Hai là, tiếp tục nâng cao uy tín của Kim Jong Un. Sau khi lên nắm quyền, ông Kim Jong Un bị dư luận nghi ngờ về năng lực cầm quyền khi nhà lãnh đạo này tuổi đời còn non trẻ, kim nghiệm chưa dày dạn... Nếu ông Kim Jong Un đứng vững được trước sức ép quốc tế, phóng vệ tinh thành công thì đây sẽ trở thành một vết son chói lọi trong sự nghiệp chính trị của nhà lãnh đạo này. Tháng 5/2016 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Đảng lao động Triều Tiên lần thứ 7, lần phóng vệ tinh thành công này sẽ nâng cao độ quyền uy cho ông Kim Jong Un.

Ba là, lo lắng cho sự sinh tồn của mình. Tại sao Triều Tiên lại một lòng một dạ phát triển vũ khí hạt nhân như vậy? Do muốn tấn công Hàn Quốc  để thống nhất bán đảo? Hay do muốn phóng tên lửa vào trái tim nước Mỹ để phá hủy quốc gia này? Rõ ràng đây đều là điều không thể. Những hành vi này đều đồng nghĩa với việc tự sát.

Sở dĩ Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa là do lo lắng về sự sinh tồn của họ. Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa ký kết Hiệp định hòa bình với Triều Tiên, quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, đồng thời Mỹ là chiếc dù bảo vệ hòa bình cho Hàn Quốc đã kích thích Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.

Lợi dụng sự bất đồng trong mục tiêu chiến lược của Mỹ và Trung Quốc, ông Kim Jong Un tiếp tục thách thức cộng đồng quốc tế

Mặc dù những lý do này đều tồn tại khách quan, nhìn có vẻ rất hợp lý, nhưng sở dĩ ông Kim Jong Un dám bất chấp mọi nguy hiểm, giẫm đạp lên dư luận quốc tế, đơn thương độc mã, xét cho cùng vẫn là nhìn thấu được sự bất đồng quan điểm giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh vấn đề trừng phạt Triều Tiên khi nước này thử nghiệm hạt nhân.

Cho rằng Trung Quốc không thể đưa ra các lệnh trừng phạt làm lung lay thể chế của Triều Tiên, cuối cùng quyết định thực hiện hành động phóng tên lửa “đồng bộ” với cuộc thử nghiệm hạt nhân.

Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc và Mỹ không giống nhau, Bắc Kinh mong muốn bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định, có lợi cho sự phát triển kinh tế của họ. Còn Mỹ thì không muốn bán đảo Triều Tiên xuất hiện cục diện này. Mỹ muốn bán đảo bất ổn, rối ren hơn, như thế Mỹ có thể tiếp tục đóng quân tại Hàn Quốc, tiếp tục đe dọa Trung Quốc và Nga. Đối với mục tiêu chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc, Triều Tiên nắm rất rõ, và họ cũng đã lợi dụng điểm này một cách tối đa.

H.L